Viêm nhiễm nước bọt là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm do vi khuẩn hoặc virus, nấm hoặc dị ứng. Biểu hiện sưng cấp tính của tuyến, đau và sưng khi ăn. Cùng VieMed.vn tìm hiểu Viêm Tuyến Nước Bọt Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? nhé
Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?
Tuyến nước bọt là hệ thống nước bọt xung quanh khoang miệng, tuyến nước bọt có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa thức ăn. Khi bị viêm tuyến nước bọt có thể dẫn đến không ít rắc rối cho sức khỏe.
Viêm tuyến nước bọt là hiện tượng nhiễm khuẩn tại tuyến nước bọt. Nhiễm trùng có thể là do sỏi gây tắc ống tuyến hoặc tuyến giảm tiết nước bọt, hay một số nguyên nhân khác. Viêm tuyến nước bọt ( nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Loại viêm tuyến nước bọt hay gặp nhất là quai bị, bởi ít người trong đời không từng 1 lần mắc phải.
Có 3 tuyến nước bọt chính nằm ở hai bên mặt
- Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm thì được gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
- Tuyến dưới hàm: nằm ở hai bên hàm, phía dưới xương hàm.
- Tuyến dưới lưỡi: nằm ở phía dưới của miệng, dưới lưỡi.
Ngoài ra, còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn.

Các dạng viêm thường gặp
Tuyến nước bọt được chia thành ba cặp chính, bao gồm:
- Cặp tuyến mang tai: nằm bên trong má, kéo dài từ đỉnh tai đến hàm. Đây cũng là hai tuyến nước bọt lớn nhất.
- Cặp tuyến dưới hàm: nằm sau đường viền hàm dưới, bên dưới lưỡi và cằm. Hai tuyến nước bọt này nhỏ hơn tuyến mang tai nhưng lớn hơn so với tuyến dưới lưỡi.
- Cặp tuyến dưới lưỡi: là các tuyến nước bọt nhỏ nhất trong ba cặp tuyến chính, nằm ở hai bên lưỡi và sâu dưới sàn miệng.
Theo thống kê, viêm tuyến nước bọt mang tai chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp viêm nhiễm tại bộ phận này. Số lượng người bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm cũng rất nhiều nhưng không bằng ở tuyến mang tai.
Bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Thực tế, nhiễm trùng tuyến nước bọt hiếm khi dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp ít gặp, tình trạng này có khả năng gây tích tụ mủ và hình thành ổ áp xe ngay trong tuyến nước bọt nếu không được chữa trị kịp thời.
Không những vậy, các vi sinh vật gây viêm tại đây còn có thể nhanh chóng lan sang những bộ phận khác trên cơ thể, từ đó kéo theo một số biến chứng phức tạp phát sinh như viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng khoang dưới hàm…
Bên cạnh đó, trường hợp nhiễm trùng do tắc nghẽn tuyến nước bọt bởi khối u có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Ngoài ra, nếu những khối u này phát triển thành u ác tính (ung thư), chúng có thể tăng trưởng với tốc độ chóng mặt và gây tê liệt bên mặt có khu vực nhiễm trùng.
Đôi khi, viêm tuyến nước bọt mang tai tái phát sẽ gây sưng tấy nghiêm trọng ở cổ, từ đó gây suy thoái các tuyến bị ảnh hưởng.
Triệu chứng viêm tuyến nước bọt
Những triệu chứng dưới đây có thể sẽ xuất hiện khi bị viêm tuyến nước bọt, bệnh nhân nên khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt có thể rất giống với nhiều bệnh khác. Các triệu chứng bao gồm:
- Tuyến nước bọt mang tai hoặc dưới hàm hai bên to ra, có khi làm biến dạng mặt, mặt phình ra, cổ bạnh, cằm xệ.
- Da vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, sờ nóng đau, không đỏ và ấn không lõm (đối với viêm tuyến nước bọt do virus) hoặc đỏ và ấn lõm (đối với viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn).
- Nước bọt ít, quánh.
- Lỗ ống Stenon viêm đỏ hoặc có mủ chảy ra khi vuốt dọc ống tuyến (trong trường hợp nguyên nhân là vi khuẩn).
- Sưng hạch góc hàm
- Thường xuyên bị mất vị giác hoặc cảm thấy miệng bị hôi.
- Không thể mở to miệng được.
- Khó chịu hoặc đau khi mở miệng hoặc khi ăn.
- Khô miệng.
- Đau ở trong miệng.
- Đau vùng mặt.
- Các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt hoặc ớn lạnh.
Đến ngay bệnh viện nếu bị viêm tuyến nước bọt đi kèm với sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt, đặc biệt khi các triệu chứng diễn biến xấu đi. Những triệu chứng này cần phải được cấp cứu về mặt y tế.
Các xét nghiệm chẩn đoán
- Xét nghiệm máu: bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm (đối với nguyên nhân do virus) và tăng (đối với nguyên nhân vi khuẩn), amylase máu và nước tiểu đều tăng.
- Siêu âm: phương tiện chẩn đoán đầu tay và quan trọng trong các tổn thương mô mềm vùng đầu mặt cổ, có vai trò chẩn đoán xác định bệnh viêm tuyến nước bọt viêm. Trong kỹ thuật này cần khảo sát toàn bộ vùng cổ để phát hiện các tổn thương kết hợp.

Điều trị viêm tuyến nước bọt hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
- Siêu âm
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Chụp CT scan.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết các tuyến nước bọt để kiểm tra mô hoặc chất lỏng có vi khuẩn hoặc virus hay không.
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và bất kỳ triệu chứng nào khác như sưng hoặc đau. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, mủ hoặc sốt. Máy hút khí có thể được sử dụng để hút áp xe.
Phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:
- Uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày với chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt sạch sẽ
- Xoa bóp tuyến bị ảnh hưởng
- Chườm nước ấm vào tuyến bị ảnh hưởng
- Rửa miệng bằng nước muối ấm
- Ngậm cà chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích sản xuất nước bọt và giảm sưng.
Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn, viêm tuyến nước bọt đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể cần phẫu thuật trong trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc tái phát lại.
Kết luận
Bệnh lý viêm tuyến nước bọt là loại bệnh lí thường gặp, có thể gây thành dịch và biến chứng nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc phát hiện bệnh và chẩn đoán, điều trị sớm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Siêu âm là một phương pháp đầu tay, đơn giản và dễ thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế để chẩn đoán viêm tuyến nước bọt, góp phần chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, ngăn ngừa các biến chứng!