Dị ứng phấn hoa (tên tiếng Anh là Hay fever) hay còn được gọi là viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh là allergic rhinitis) gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh, như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi và tăng áp lực xoang. Nhưng không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của mèo, chó và các động vật khác có lông.
Bên cạnh việc làm cho bạn khổ sở về bệnh thì viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc học hành và thường ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người mắc phải. Nhưng người bệnh có thể học cách tránh các yếu tố kích hoạt và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?, viêm mũi dị ứng có lây không? Nguyên nhân viêm mũi dị ứng là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng viêm mũi dị ứng
Những triệu chứng thường gặp của tình trạng này bao gồm:
- Hắt hơi
- Sổ mũi
- Ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể
- Ho
- Nghẹt mũi
- Viêm hoặc ngứa họng
- Chảy nước mắt
- Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
- Đau đầu thường xuyên
- Triệu chứng dạng chàm như xuất hiện vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước
- Phát ban
- Mệt mỏi
- Đau đầu
Bạn có thể trải qua một hoặc nhiều triệu chứng kể trên sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Một số biểu hiện như đau đầu tái diễn nhiều lần hay mệt mỏi có khi chỉ xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Các triệu chứng ngày càng nặng
- Cách điều trị bạn từng sử dụng không còn hiệu quả
- Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường do ảnh hưởng của môi trường, di truyền hoặc tiếp xúc với các loại hóa chất gây dị ứng.

Môi trường:
- Thay đổi thời tiết, khí hậu đột ngột do chuyển mùa và ảnh hưởng của mưa bão.
- Người bệnh do hít phải bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá,…
Dị ứng hóa chất:
- Dị ứng với thành phần hóa học có trong các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê,…
- Dị ứng với các loại thức ăn như: hải sản như tôm, cua, trứng, sữa…
Di truyền:
- Những trường hợp cha hoặc mẹ bị dị ứng đường hô hấp thì đến 30% con cái sẽ mắc bệnh.
- Ngoài ra, những người có sức đề kháng kém có cấu tạo mũi và xoang khác lạ, vẹo vách ngăn cũng là một nguyên nhân dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn bình thường.
Yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng
– Trong gia đình có người bị viêm mũi dị ứng.
– Do tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng bởi đường hô hấp hay qua da như: bụi nhà, đường phố, thư viện, phấn hoa, lông vũ, nấm mốc, thuốc, côn trùng, biểu bì, vảy da, lông súc vật, khói thuốc lá, nước sơn, mỹ phẩm…; qua đường tiêu hoá như: tôm, cua, sữa, trứng gà, thuốc uống…; do nhiễm trùng; thay đổi khí hậu đột ngột; yếu tố dị hình của mũi như vẹo hay gai vách ngăn…
Phân biệt viêm mũi và viêm mũi dị ứng
Rất nhiều bệnh nhân viêm mũi dị ứng lầm tưởng mình bị viêm mũi thông thường và ngược lại, dẫn tới điều trị không hiệu quả, để bệnh diễn tiến nặng gây biến chứng không mong muốn.
Do đó, phân biệt chính xác bệnh lý này rất quan trọng, dựa trên yếu tố nhận biết như:
Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không?
Đừng chủ quan với tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính. Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông, không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà viêm mũi dị ứng kéo dài còn khiến niêm mạc mũi luôn sưng, đỏ, các vị trí tổn thương tại đây trở thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn, virus dẫn tới tình trạng viêm mũi dai dẳng. Viêm mũi sẽ biến chứng thành viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi… nếu không được ngăn chặn và giải quyết tận gốc.
Đặc biệt đối với những ai có cơ địa nhạy cảm, mức độ phản ứng với dị ứng mạnh thì có thể gặp phải hiện tượng co thắt khí quản, hẹp đường thở dẫn tới chóng mặt, mệt mỏi và ngất xỉu.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng
Bệnh tuy không khó chữa nhưng nếu không điều trị để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị khó khăn hơn, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần tới khám tại khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị triệu chứng khi không có chỉ định của bác sĩ.
Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay gồm:
Điều trị đặc hiệu
Biện pháp này thường dùng khi tìm được nguyên nhân chính xác gây dị ứng. Bác sĩ sẽ đưa lượng dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng) với lượng tăng dần vào cơ thể người bệnh để cơ thể tạo kháng thể bao vây, làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch. Phương pháp này giúp điều trị triệt để bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng. Cách điều trị này chỉ giúp khống chế và giảm triệu chứng của bệnh trong thời gian dùng thuốc hoặc sau 1 thời gian ngắn. Bệnh nhân có thể bị lại nếu tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên.

Các loại thuốc thường dùng điều trị gồm:
– Thuốc kháng Histamin dạng xịt hoặc uống.
– Kháng sinh, steroid dạng xịt hoặc uống, co mạch.
– Thuốc kháng leukotriene.
– Thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào.
– Kháng cholinergic.
Phẫu thuật
Với trường hợp bệnh nhân có thoái hóa cuốn mũi, polyp hoặc do yếu tố giải phẫu gây thuận lợi cho bệnh như gai vách ngăn, lệch vách ngăn. Phẫu thuật sẽ can thiệp làm thay đổi, loại bỏ yếu tố gây thuận lợi này.
Cách li dị nguyên
Khi chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh hoặc chưa có điều kiện đi khám, chữa bệnh, bệnh nhân có thể thực hiện cách li dị nguyên để điều trị tạm thời. Trong quá trình chữa trị bằng thuốc, cách ly dị nguyên cũng được khuyến cáo nên thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc.
– Không nên nuôi chó, mèo trong nhà hoặc tiếp xúc với chó, mèo nếu lông thú vật là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng.
– Thay chăn, ga, gối đệm thường xuyên, định kỳ để hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng.
– Cai thuốc lá, thuốc lào.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần mỗi ngày.
– Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, đeo khẩu trang khi ra đường, lúc quét dọn nhà cửa.
– Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, nhiều cây xanh.
– Không ăn những thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ cao gây dị ứng như sữa, hải sản,…
– Giữ ấm cơ thể, bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tránh tắm quá khuya,… đặc biệt khi thời tiết giao mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh.
Mẹo dân gian trị viêm mũi dị ứng mãn tính
Thông thường, nếu bị viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ, ngay khi thấy các triệu chứng bệnh khởi phát, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian có khả năng xoa dịu dấu hiệu dưới đây:
– Cây giao: Lấy cành giao rửa sạch rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 3-4cm. Sau đó đổ nước đun sôi khoảng 15 phút. Khi nước sôi thì tắt bếp, tiến hành xông với nồi nước cây giao. Lưu ý nên giữ khoảng cách tối thiểu khoảng 30cm để tránh bị bỏng.
– Tỏi: Tỏi từ lâu đã được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Do đó, khi mắc viêm mũi dị ứng, người bệnh hãy tham khảo mẹo đập dập tỏi, lọc lấy nước cốt rồi dùng bông gòn sạch thấm nước cốt chấm vào niêm mạc mũi. Cần nhẹ nhàng tránh làm niêm mạc mũi bị tổn thương thêm.
– Cây ngũ sắc: Chuẩn bị 10-15 cây ngũ sắc còn tươi, chỉ lấy phần thân và hoa đem rửa sạch, phơi ráo rồi cắt thành từng đốt nhỏ và xay nhuyễn. Tương tự như mẹo dùng tỏi, bạn lấy bông sạch thấm nước cốt ngũ sắc và chấm vào mũi.
– Ngải cứu: Không chỉ có khả năng giải cảm, ngải cứu còn có tác dụng chống viêm. Để dùng ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng mãn tính, hãy đem ngải cứu rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt rồi pha loãng với nước sôi để nguội theo tỉ lệ 1:1 và uống.
Theo những hướng dẫn trên có thể thấy các mẹo dân gian rất dễ thực hiện. Người bệnh chỉ cần một ít thời gian chuẩn bị thành phần và điều chế thuốc mà không tốn nhiều công sức.
Tuy nhiên, mẹo dân gian rất chung chung, đối với người bệnh nào cũng áp dụng một cách, một liều lượng như vậy thì hỏi rằng hiệu quả có đảm bảo? Trong quá trình điều chế thuốc, nếu không cẩn thận để lẫn các dị vật, nhiễm khuẩn thì không những không chữa được bệnh mà còn khiến tình trạng trầm trọng thêm.
Do đó, trước khi áp dụng các mẹo dân gian, bạn cũng cần cân nhắc xem hiệu quả đạt được tới đâu? Với tình trạng viêm mũi dị ứng mức độ nặng, liệu mẹo dân gian có cho kết quả tốt hay không?
Cây bình vôi – Vị thuốc quý của người Việt
Các loại thuốc kháng sinh dùng trong viêm mũi dị ứng
– Thuốc chống sung huyết: Pseudoéphédrin, phénylpropanolamin rất hiệu quả với triệu chứng nghẹt mũi nhưng có tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quị … Thuốc nhỏ, xịt mũi như Rhinex , Otrivin , nguy cơ viêm mũi do thuốc, không dùng quá 7 ngày .
– Thuốc kháng Histamin: làm giảm triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi nhưng không hiệu quả đối với nghẹt mũi. Nhóm thuốc cũ như chlorpheniramine ,cyproheptadine ( Périactine ), hydroxyzine ( Atarax ). . .An tòan cho trẻ em > 1 tuổi , nhưng gây buồn ngủ , khô miện,bí tiểu. Nhóm thuốc mới như cétirizine,levocétirizine, loratadine , desloratadine, fexofenadine . . . Ít buồn ngủ, nhưng một số thuốc có thể gây tác dụng phụ về tim mạch .
– Thuốc kháng viêm corticoide: rất hiệu quả đối với 4 triệu chứng của viêm mũi dị ứng .Thuốc uống như prenisone, dexamethasone …hấp thu toàn thân nhiều, tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày,ức chế trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận nên không thể dùng lâu dài .
Thuốc xịt mũi tác dụng tại chỗ, ít hấp thu toàn thân, ít tác dụng phụ , có thể sử dụng cho trẻ em > 4 tuổi và có thể dùng để dự phòng như Beconase , Rhinocort , Flixonase , Nasonex. . . Thuốc chỉ có hiệu quả sau 1-2 tuần điều trị , thời gian điều trị có thể kéo dài 1_ 3 tháng