Viêm amidan là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp. Nếu chăm sóc và sử dụng thuốc đúng cách, bệnh lý này có thể giảm nhanh sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên ở những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc amidan có dấu hiệu phì đại, bác sĩ buộc phải cân nhắc cắt bỏ amidan để dự phòng biến chứng. Cùng VieMed.vn tìm hiểu về vim amidan nhé.
Viêm amidan là gì?
Amidan là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp. Amidan vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm để không gây tổn thương đến hệ hô hấp vừa sản sinh ra miễn dịch cho cơ thể. Vì cơ chế thường xuyên tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và virus nên nếu amidan bị quá nhiều sự tấn công từ tác nhân gây hại dẫn đến sự suy yếu, gây nên sưng và viêm phần amidan.
Cấu tạo của amidan có nhiều khe, hốc nhỏ là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập lưu trú và gây hại. Viêm amidan thường được tạo ra do nhiễm virus như virus cúm, virus Parainfluenza, virus herpes simplex, virus Epstein-Barr… hay từ vi khuẩn như vi khuẩn Streptococcal….Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm như:
- Có tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp như ho gà, hay các bệnh truyền nhiễm như sởi…
- Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ;
- Do dị tật đặc biệt ở cổ họng hay amidan;
- Ôi nhiễm môi trường do nhiều khói bụi, vệ sinh không kỹ…
- Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc dùng nhiều thực phẩm đông lạnh như kem, đá…
- Thay đổi thời tiết đột ngột
Tại Việt Nam, viêm amidan có thể xuất hiện quanh năm, thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường tạo điều kiện để nhiều vi khuẩn và virus phát triển. Trẻ nhỏ và người giảm miễn dịch là đối tượng dễ bị tấn công bởi virus và khi khuẩn do đó rất dễ mắc bệnh.
Triệu chứng nhận biết viêm amidan
Triệu chứng của bệnh viêm amidan phụ thuộc vào giai đoạn khởi phát bệnh: Cấp tính – mãn tính. Để nhận biết bệnh, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính thường khởi phát triệu chứng một cách đột ngột và có mức độ nặng nề. Các triệu chứng điển hình, bao gồm:
– Amidan sưng to và đau nhức
– Đau cổ họng
– Khó khăn hoặc đau khi nhai nuốt
– Hôi miệng
– Sốt
– Mệt mỏi
– Đau nhức tai
– Sưng hạch bạch huyết
– Khàn giọng, mất tiếng
– Hôi miệng
– Amidan có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng

Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng khác như chảy nhiều nước dãi, chán ăn, trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc.
Mặc dù có triệu chứng khởi phát đột ngột nhưng nếu điều trị và chăm sóc tốt, viêm amidan cấp tính có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 7 – 10 ngày.
Viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính thường gặp ở trẻ vị thành niên và người lớn – đặc biệt là người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh thường khởi phát âm thầm nhưng dai dẳng.
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan mãn tính, bao gồm:
– Hôi miệng kéo dài
– Đau cổ họng
– Khàn tiếng
– Mất giọng
– Khó nuốt
– Vướng ở cổ họng
– Ho khan
– Khó thở
– Ngưng thở khi ngủ (với những trường hợp phì đại amidan)
Viêm amidan mãn tính hầu như chỉ gây triệu chứng tại chỗ và ít khi phát sinh các triệu chứng toàn thân như sốt, sưng hạch bạch huyết hay mệt mỏi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bệnh thường tiến triển dai dẳng, dẫn đến hiện tượng phì đại amidan (amidan tăng kích thước) và hình thành sỏi amidan.
Nguyên nhân gây viêm amidan
Các nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan như:
- Virus xâm nhập vào đường hô hấp.
- Do cơ thể suy giảm sức đề kháng khiến cho vi sinh vật gây bệnh có sẵn ở mũi họng phát triển và gây bệnh.
- Người bệnh đã và đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, sởi, ho gà,…
- Do nhiễm lạnh (uống nước lạnh, ăn kem, uống bia lạnh (người lớn).
- Do cấu tạo amidan có nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát triển.
- Do cấu tạo amidan nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát hiện.
- Do vệ sinh họng, miệng, răng kém.
- Thời tiết thay đổi đột ngột ( bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao,…).
Điều trị viêm amidan
- Viêm amidan cấp: sử dụng kháng sinh có hoạt phổ rộng, tốt nhất theo kháng sinh đồ.
- Điều trị triệu ct hứng: thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc làm lỏng chất nhầy, giảm ho.
- Điều trị tại chỗ: nước muối sinh lý 0.9% nhỏ mũi, súc miệng hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ.
- Viêm amidan mạn tính: có thể phải phẫu thuật cắt amidan.
Đối tượng dễ mắc viêm amidan?
Viêm amidan có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh về đường hô hấp, các bệnh liên quan đến đường thở như viêm mũi, viêm xoang…Nếu không điều trị triệt để bệnh dễ tái phát nhiều lần dẫn đến tình trạng mãn tính.
Theo PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, Phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh, ở người lớn nguyên nhân gây viêm amidan do hệ miễn dịch suy giảm dễ bị các yếu tố bất lợi như vi khuẩn, virus tấn công. Ngoài ra việc sử dụng rượu bia, thuốc lá gia tăng cũng gây nên tình trạng amidan bị viêm nhiễm ở người lớn tăng cao.
Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của thời tiết, ô nhiễm môi trường, khói bụi độc hại và các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh trước đó như viêm VA, viêm xoang, viêm răng…thì dễ mắc bệnh hơn.
>> Xem thêm:
Viêm họng hạt có mủ và cách chữa trị tại nhà
Viêm amidan gây biến chứng gì?
Bệnh tinh hồng nhiệt
Do độc tố của liên cầu trùng gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Amidan có giả mạc. Bệnh này dẫn đến biến chứng viêm tai giữa hoại tử các xương con.
Viêm khớp cấp
Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.
Viêm cầu thận
Tần xuất bệnh viêm cầu thận sau viêm amidan khỏng 24%, và chuyển thành viêm thận cấp sau đó. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
Áp xe quanh amidan
Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.
Khám họng phát hiện khẩu cái mềm bên áp xe bị đẩy ra trước, sờ mềm. Khi rạch dẫn lưu nhiều mủ đặc rất thối trong ổ áp xe.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm amidan?
Để xác định chính xác các dấu hiệu là triệu chứng của viêm amidan, bác sĩ có thể thăm khám triệu chứng lâm sàng bằng mắt thường, hỏi thăm tiền sử bệnh.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm nhanh để tìm liên cầu khuẩn streptococcus hay nuôi cấy bệnh phẩm lấy ở họng sau khi quết nhẹ nhàng thành họng sau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu, kết quả có thể thấy chỉ số bạch cầu tăng cao nhưng phương pháp này hiếm khi được sử dụng.
Những phương pháp dùng để điều trị viêm amidan là gì?
Trong trường hợp nhẹ không nhất thiết phải can thiệp y khoa. Tuy nhiên, nếu bệnh tình nghiêm trọng, bạn cần phải áp dụng những biện pháp sau đây:
Thuốc kháng sinh (điều trị nội khoa)
Nếu nguyên nhân viêm amidan liên quan đến nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đặc trị nhằm tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, giảm sưng. Các triệu chứng có khả năng sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, cần lưu ý người bệnh phải tuân thủ đầy đủ liều lượng và số ngày sử dụng thuốc để hạn chế tái phát bệnh, đồng thời giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh.
Phẫu thuật (điều trị ngoại khoa)
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan bị nhiễm trùng trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính, tái phát hoặc không đáp ứng với lối điều trị khác và gây ra các biến chứng. Ngày nay thủ thuật cắt viêm amidan thường nhanh và đảm bảo an toàn, ít tổn thương cho người bệnh. Tuy nhiên, để biết được mình bị viêm amidan có nên cắt không, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ và thăm khám đầy đủ.
Trường hợp nào nên cắt viêm amidan?
Nhiều người băn khoăn có nên cắt viêm amidan hay không? Câu trả lời là nếu viêm amidan ở mức độ nhẹ thì không cần thiết phải cắt, bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan cấp tính tái đi tái lại từ 5-6 lần/năm hoặc gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận…
- Kích thước amidan quá to gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, khó thở lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần
- Viêm amidan mãn tính trong thời gian dài, dù điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân vẫn bị đau họng, viêm hạc cổ và hơi thở hôi
- Biến chứng áp xe quanh amidan phải nhập viện điều trị
- Khi nghi ngờ khối u ác tính, amidan chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng
Biện pháp phòng bệnh viêm amidan
Có thể thấy viêm amidan là một bệnh thường gặp nhưng tiềm tàng khả năng gây các biến chứng nguy hiểm, vì vậy việc phòng bệnh rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả bao gồm:
- Tránh bị lạnh (thường xuyên quàng khăn, mặc ấm…), không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh hoặc khi cơ thể đang yếu vì rất dễ mắc bệnh.
- Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng cách đánh răng, súc miệng với nước muối sinh lý để tránh các viêm nhiễm.
- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi đến những nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng, viêm amidan.
- Khám và điều trị tích cực các bệnh lý tai – mũi – họng hoặc răng – hàm – mặt.
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể thông qua việc rèn luyện thân thể, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh bị nhiễm lạnh.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.