VietNam Medical
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
No Result
View All Result
VietNam Medical
No Result
View All Result
Home Bệnh Xương Khớp

Tràn Dịch Khớp Gối Là Gì? Có Chữa Được Không?

Hoa Sen by Hoa Sen
25/02/2021
in Bệnh Xương Khớp
0
Tràn dịch khớp gối là gì

Tràn dịch khớp gối là gì

0
SHARES
58
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Dịch trong ổ khớp là thành phần đặc biệt có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cũng như nuôi dưỡng các sụn trong khớp. Tuy nhiên, đôi lúc lượng dịch trong khớp gia tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối gây hạn chế vận động hay thậm chí phá hủy khớp. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm hiện tượng tràn dịch rất cần thiết để điều trị sớm và phòng ngừa các biến chứng.

Tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương hoặc các nguyên nhân bất thường trong khớp làm hạn chế vận động khớp gối. Mặc dù không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Tràn dịch khớp gối là gì? Bao lâu thì khỏi và nên ăn gì? - Vì cộng đồng

Một số nguyên nhân thường gặp của tràn dịch khớp gối gồm có:

Tràn dịch sau các chấn thương: Các loại chấn thương sau khi chơi thể thao hay vận động quá sức hoặc tai nạn lao động, sinh hoạt khiến sụn khớp bị tổn thương, giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hay rách sụn chêm, gãy xương,…

Tràn dịch trong các bệnh lý về khớp: Một số bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối có thể kể đến như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout hoặc viêm khớp dạng thấp, rối loạn đông máu,…

Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp gối, một số loại vi khuẩn thường thấy là: vi khuẩn lao, Mycoplasma, ngoài ra còn có virus hoặc vi nấm.

>> Xem thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Triệu chứng tràn dịch khớp gối

Triệu chứng chung của tình trạng tràn dịch khớp gối chính là tình trạng sưng đau, tê buốt tại cơ quan này. Những cơn đau ngày càng có xu hướng trầm trọng nặng nề hơn khiến người bệnh không thể đi lại hay vận động, thậm chí có thể cần tới sự trợ giúp của người thân để vận động mỗi ngày.

tràn dịch khớp gối

Gối sưng to, phù nề kèm cảm giác đau nhức trầm trọng là những triệu chứng đặc trưng của tình trạng tràn dịch khớp gối

Người bệnh có thể nhận biết sơ bộ những dấu hiệu của tràn dịch màng gối như sau

  • Đau nhức khớp gối: đây gần như là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất cho thấy khớp gối đang có vấn đề. Người bệnh thường có cảm giác đau nhức và nặng nề tại đây. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn, tuy nhiên bệnh càng để lâu thì các cơn đau càng kéo dài hơn, thậm chỉ là đau âm ỉ trong vài ngày. Cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Sưng khớp gối: Khi các dịch khớp tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ra tình trạng sưng đỏ phù nề, nóng rát, bao khớp dày lên. Nếu tình trạng tràn dịch xảy ra ở một bên chân có thể nhận thấy vô cùng rõ ràng bằng cách so sánh với một bên chân còn lại.
  • Khớp gối nổi mẩn đỏ: Dịch khớp tăng quá mức cũng có thể khiến cho khớp gối nổi mẩn đỏ, tuy nhiên dấu hiệu này còn xuất hiện ở tùy người, tùy cơ địa.
  • Vận động khó khăn: Do dịch tích tụ lại và chèn ép tại khớp gối khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc duỗi, gấp chân cũng gặp khá nhiều bất tiện. Bệnh nếu để tiến đến những giai đoạn nguy hiểm người bệnh có thể không đi lại và tự sinh hoạt được.
  • Triệu chứng khác: Không chỉ gây ra những triệu chứng ở khớp gối nó còn có thể gây ra những bất tiện ở các cơ quan lân cận như làm tê bì chân tay, mất cảm giác, cứng khớp, dị cảm..

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ngày người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa gần nhất để tiến hành khám bệnh và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp thường là kết quả từ chấn thương, vận động quá mức hoặc thậm chí có thể là biến chứng của một bệnh lý khác. Các nguyên nhân phổ biến là:

Chấn thương khớp

Một số chấn thương do tham gia thể thao hoặc do tai nạn như gãy xương, rách sụn chêm khớp gối, đứt dây chằng khớp gối, bong gân… là nguyên nhân phổ biến gây tràn dịch khớp gối. Khi có những tác động mạnh đột ngột, có thể sẽ sản sinh ra lượng dịch nhiều hơn để bảo vệ khớp. Do đó, tình trạng dư thừa chất dịch có thể xảy ra.

Vận động quá mức

Ngoài chấn thương, thì các đối tượng có hoạt động nặng diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại (do tính chất nghề nghiệp, các hoạt động thể thao,…) đều có nguy cơ cao bị tràn dịch ở khớp gối. Lý do là khi gối chịu nhiều áp lực sẽ dẫn đến các bao hoạt dịch bị ảnh hưởng mạnh, từ đó rất dễ sản sinh thêm dịch khớp.

Nhiễm khuẩn khớp

Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, người có bệnh đái tháo đường, người mới phẫu thuật khớp gần đây,… có thể bị tràn dịch do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể tấn công khớp gối do nhiễm khuẩn toàn thân qua đường máu hoặc xâm nhập qua các vết thương hở. Nấm, virus, ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo thêm sức nặng lên đầu gối, khiến khớp gối bị mài mòn. Khi đó, khớp gối bắt buộc phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát khi chúng ta di chuyển và hoạt động.

Các bệnh về khớp

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, thì một số bệnh lý có thể dẫn đến tràn dịch khớp bao gồm: viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, rối loạn đông máu,… Những bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mạn tính và nguy cơ biến chứng cao, điển hình là chứng tràn dịch khớp gối.

Tràn Dịch Khớp Gối: Cách Điều Trị Và Thông Tin Cần Biết

Những ai dễ mắc bệnh

Thông thường, bệnh gặp nhiều ở người trung niên và người cao tuổi. Nhưng cũng có thể gặp ở một số đối tượng khác như sau:

Những người lao động nặng: Khi phải thường xuyên lao động nặng nhọc bao gồm bê vác đồ nặng, đi lại quá nhiều,… sẽ khiến cho khớp gối bị tổn thương và lâu ngày có thể dẫn tới hiện tượng tràn dịch.

Người thừa cân, béo phì: Cân nặng của cơ thể càng cao thì sẽ tạo áp lực càng lớn và gây tổn thương cho hệ thống xương khớp. Người thừa cân, béo phì sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao về các bệnh xương khớp, trong đó có các bệnh về khớp gối.

Chơi thể thao: Việc tập luyện và chơi thể thao là rất tốt nhưng đối với một số môn như bóng đá, quyền anh, điền kinh, tennis,… thì các vận động viên cũng sẽ có nguy cơ tổn thương về khớp gối cao hơn những người bình thường.

>> Xem ngay:

Đau Bụng Dưới Bên Phải Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau Thần Kinh Tọa Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Các cách điều trị khi khớp gối bị tràn dịch

Nếu không có phương án điều trị dứt điểm hoặc người bệnh chủ quan với tình trạng này thì rất dễ gây nhiễm trùng khớp. Thậm chí là phá hủy khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến những bộ phận khác trên cơ thể. Dưới đây là những cách điều trị khớp gối hiệu quả nhất để bạn tham khảo:

  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc giảm đau và kháng sinh dùng trong trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn. Quá trình sử dụng thuốc cần làm theo chỉ định cụ thể của bác sĩ, nhất là thuốc kháng viêm corticosteroid bởi chúng có tác dụng phụ.
  • Điều trị xâm lấn bằng cách chọc hút lượng dịch tràn ra ngoài để giảm triệu chứng gây đau đớn ở bệnh nhân. Bên cạnh đó là kết hợp tiêm corticoid để điều trị. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ nội soi khớp chẩn đoán và điều trị nếu có tổn thương về sụn, khớp hoặc dây chằng.
Chọc hút phần dịch thừa kết hợp tiêm corticoid là phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả
Chọc hút phần dịch thừa kết hợp tiêm corticoid là phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả

Đối với những ca khớp gối tràn dịch quá nặng, không thể áp dụng các phương pháp điều trị trên thì người bệnh cần tiến hành phẫu thuật. Như thế mới trị hoàn toàn, hồi phục nhanh và giúp bệnh nhân trở về cuộc sống như bình thường được.

Khi bị tràn dịch khớp gối, người bệnh cần nghỉ ngơi và không nên đi lại nhiều. Điều này sẽ giảm thiểu trọng tải mà khớp gối phải chịu đựng, dùng đá chườm và kê cao chân khi ngủ để chi dưới được tuần hoàn tốt hơn.

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?

Việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp chúng ta cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngược lại, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hại sẽ khiến hiện tượng tràn dịch khớp gối trở nên trầm trọng hơn.

Nên ăn:

Những thực phẩm mà người bệnh tràn dịch khớp gối nên bổ sung
Những thực phẩm mà người bệnh tràn dịch khớp gối nên bổ sung

Nên kiêng:

● Đồ cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt… cùng những thực phẩm cay nóng làm gia tăng tình trạng sưng nóng, viêm nhiễm.

● Đồ nếp: Bánh, ngô, xôi, cơm nếp… kích thích hiện tượng sưng viêm tại khớp.

● Thực phẩm gây nhiệt: Măng, thịt bò, cá mòi, cá chép, da gà… là những thực phẩm khiến sinh nhiệt khiến hiện tượng tràn dịch khớp gối thêm trầm trọng.

● Thực phẩm làm tăng lipid: Nội tạng động vật, dăm bông, xúc xích, mỡ động vật… có thể gây bất lợi cho quá trình làm lành tổn thương.

● Chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê… chứa nhiều chất kích thích quá trình sản sinh dịch khớp gối.

Điều trị tràn dịch khớp gối

Thuốc Tây y

Tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì là băn khoăn của không ít người. Dưới đây là một số loại thuốc tây thường dùng để điều trị bệnh, bao gồm:

– Thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau thông thường như Ibuprofen, Tylenol… thường được dùng để kiểm soát cơn đau, sưng đầu gối.

– Thuốc kháng sinh: dùng trong trường hợp nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây tràn dịch khớp gối. Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm.

– Corticosteroid: thường tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm viêm, giảm áp lực tạm thời lên khớp gối.

Sử dụng thuốc tây giúp người bệnh “giải quyết” những triệu chứng bệnh nhanh chóng, tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo theo chỉ định của bác sĩ…

Can thiệp ngoại khoa

– Điều trị xâm lấn: bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút bớt chất dịch ra bên ngoài. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tiêm Steroid để giảm viêm sưng. Tuy nhiên với phương pháp này, sau một thời gian ngắn, dịch khớp sẽ sớm xuất hiện trở lại.

– Mổ nội soi khớp: phương pháp này cho phép xem xét kỹ cấu trúc bên trong của khớp gối từ đó sửa chữa vị trí các khớp gặp vấn đề, phục hồi những tổn thương ở sụn khớp, khắc phục tình trạng tràn dịch khớp.

– Thay khớp: các bác sĩ sẽ tiến hành thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp tràn dịch khớp nặng, phương pháp mổ nội soi không mang lại hiệu quả khiến tụ dịch khớp gối gây biến dạng khớp.

Đông y

Bài thuốc từ củ cây đinh lăng

Theo Đông y, củ cây đinh lăng có tác dụng thông huyết, ngăn chặn sưng và viêm, kích thích các dây thần kinh, giảm đau xương khớp. Dân gian thường ví củ cây này có giá trị chữa bệnh tương đương với củ nhân sâm.

Củ cây đinh lăng chữa tràn dịch khớp
Củ cây đinh lăng chữa tràn dịch khớp

Bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối từ củ đinh lăng được thực hiện như sau:

– Rửa sạch củ đinh lăng, thái thành từng lát mỏng

– Đun cùng với 3 bát nước đến khi cạn chỉ còn còn 1 bát

– Chia ra uống và sử dụng thuốc trong ngày.

Bài thuốc từ củ nghệ

Trong nghệ chứa nhiều tinh dầu, curcumin và hợp chất polyphenol, có công dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng các vi khuẩn, virus gây hại…. Đặc biệt là giúp giảm đau, tiêu viêm do tràn dịch gây ra, cải thiện tình trạng xương sụn.

Cách làm:

– Lấy nghệ đen rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ, đem phơi khô, tán nhuyễn thành bột mịn (có thể mua bột nghệ đen đã được làm sẵn).

– Dùng 2 quả trứng gà, tách lấy lòng đỏ

– Trộn 2 thìa bột nghệ đen, 2 lòng đỏ trứng với 2 thìa dầu dừa

– Sử dụng hỗn hợp trên mỗi ngày 1 – 2 lần, trước bữa ăn 30 phút.

Kiên trì thực hiện liên tục từ 1 – 2 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

> Xem thêm:

Cây bình vôi – Vị thuốc quý của người Việt

Sâm bố chính có mấy loại: Công dụng và cách dùng

Cam thảo bắc – vị thuốc quý từ ngàn xưa

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Previous Post

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu chứng Và Cách Điều Trị

Next Post

Cách Sử Dụng Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Đúng Cách

Hoa Sen

Hoa Sen

Next Post
Cách sử dụng thuốc tránh thai

Cách Sử Dụng Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Đúng Cách

Nhiều Người Xem

thuốc augmentin

Thuốc augmentin: Công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng

11 tháng ago
Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

1 năm ago

Chủ Đề Hot

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

2 năm ago
Hội Chứng Sợ Lỗ

Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn Và Cách Điều Trị

2 năm ago

Nội Dung Phổ Biến

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

2 năm ago
Hội Chứng Sợ Lỗ

Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn Và Cách Điều Trị

2 năm ago
Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

2 năm ago
Cơ Thể Con Người: Những Điều Còn Bí Ẩn

Cơ Thể Con Người: Những Điều Còn Bí Ẩn

2 năm ago
Thoát vị đĩa đệm là gì

Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

2 năm ago
VietNam Medical

VietNam Medical là chuyên trang cung cấp các kiến thức Y Tế và Sức Khỏe cho người Việt. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin hữu ích để người dùng có thể bảo vệ và sở hữu có sức khỏe tốt nhất

Chuyên Mục

  • Bệnh Da Liễu
  • Bệnh Nam Khoa
  • Bệnh Tai Mũi Họng
  • Bệnh Tiêu Hóa
  • Bệnh Xương Khớp
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Review
  • Sống Khỏe
  • Thuốc
  • Tin Tức Y Khoa

Liên Kết Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Chính Sách & Bảo Mật
  • Liên Hệ

© 2020 Copyright by Viemed.vn

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review

© 2020 Copyright by Viemed.vn