Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có sự lây lan nhanh nếu không biết cách phòng tránh. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, nắm được những biểu hiện lâm sàng của bệnh sùi mào gà sẽ giúp phát hiện bệnh sớm. Cùng VieMed.vn tìm hiểu nhé.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục. Đây là căn bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn, rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Virus gây bệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV). Loại virus này có khoảng 120 chủng, trong đó có 40 chủng là tác nhân gây bệnh thông qua đường quan hệ tình dục. HPV-16 và HPV-18 là tác nhân gây sùi mào gà ở 90% trường hợp mắc bệnh.
Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nhưng theo thống kê thì nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân vì nữ giới thường đón nhận tinh dịch của nam khi quan hệ tình dục và môi trường âm đạo cũng tạo điều kiện tốt cho loại virus này phát triển. Ngoài quan hệ tình dục không an toàn, bệnh còn có thể lây truyền bởi các nguyên nhân như lây từ mẹ sang con hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Cụ thể, nó khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người; ảnh hưởng tới đời sống tình dục; gây đau rát khi đi lại,… Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, thai phụ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú mẹ. Thậm chí, nó còn gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… Dẫn tới vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.
Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?
Nhiều bệnh nhân mắc sùi mào gà thường do dự trong điều trị, do những thắc mắc về việc sùi mào gà có tự khỏi hay không. Các chuyên gia da liễu cho biết đối với bệnh sùi mào gà nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị; nếu người bệnh cảm thấy ngứa, rát, hoặc không tự tin thì nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này, và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.
Giải pháp tốt cho điều trị hiện nay là đốt các sang thương bằng laser CO2 hay đốt điện, tác động trực tiếp vào sang thương trên bề mặt da, niêm mạc. Tuy nhiên, do bản chất bệnh gây ra bởi virus, đồng thời các phương pháp đốt này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus nên sau đó các sang thương cũng dễ phát triển trở lại. Theo đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hoàn toàn không thấy sang thương mới, tối thiểu trong thời gian ủ bệnh là lên đến 8 tháng. Sau 8 tháng mới có thể đánh giá được có chữa dứt điểm sùi mào gà hay chưa.
Ngoài các phương pháp trên, các sang thương do mào gà cũng có thể giải quyết được với chấm dung dịch trichloactic acid, dung dịch podophyllotoxine 20 – 25% và chỉ áp dụng đối với các tổn thương sùi mào gà ở âm hộ, âm đạo, không được bôi lên các nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, vì không kiểm soát được mức độ tổn thương loét niêm mạc do thuốc.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Những triệu chứng của bệnh sùi mào gà là gì?
Người bị sùi mào gà thường có những triệu chứng, biểu hiện đặc trưng như:
- Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục
- Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ
- Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu
- Tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung. Sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu sùi mào gà, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc bạn tình có những khối u hoặc mụn nhọt xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Nếu bạn thấy bất kì triệu chứng hoặc dấu hiệu kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ. Do cơ địa mỗi người khác nhau, cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Phương pháp chẩn đoán bệnh sùi mào gà?
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà rất lâu, có thể lên đến vài năm. Do đó, việc chẩn đoán bệnh mào gà thường gặp nhiều khó khăn. Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
- Dung dịch axit axetic: Bôi dung dịch axit axetic với nồng độ nhẹ vào bộ phận sinh dục, mụn cóc sinh dục sẽ trở nên trắng ra.
- Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo, đưa thiết bị chuyên khoa vào soi cổ tử cung để phát hiện những thay đổi, tổn thương (nếu có) trong cổ tử cung.
- Phết tế bào cổ tử cung: Thu thập mẫu tế bào từ cổ tử cung để soi dưới kính hiển vi, phát hiện bất thường.
- Xét nghiệm HPV: Virus HPV là nguyên nhân gây nên sùi mào gà và ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung để thử nghiệm cho chủng HPV gây ung thư này.
Sùi mào gà có cần điều trị không?
Hơn một nửa số người mắc HPV (sùi mào gà, không có biểu hiện) có thể tự lành trong 1-2 năm. Số còn lại virus sẽ tồn tại dai dẳng và hoặc tiến triển gây tắc nghẽn các ống tự nhiên (hậu môn, âm đạo, niệu đạo); gây loạn sản, chuyển dạng dẫn tới ung thư. Do đó một khi đã xuất hiện thương tổn sùi mào gà thì cần thiết phải điều trị. Điều trị giúp loại bỏ thương tổn, giảm nguy cơ lây nhiễm, chuyển dạng ung thư,tránh biến chứng bội nhiễm, tắc nghẽn.
> Viêm họng hạt có mủ và cách chữa trị tại nhà
> Viêm Đường Tiết Niệu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
Sự xuất hiện của mụn sùi mào gà trên cơ thể bệnh nhân gây ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý và sức khỏe, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.
Biến chứng sùi mào gà ở nam giới
- Ung thư dương vật: HPV gây ra sùi mào gà cho nam giới cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư dương vật, ung thư hậu môn.
- Lây bệnh cho bạn tình: Virus HPV tại các mụn sùi sẽ thông qua các tiếp xúc trong quan hệ tình dục, tiếp xúc gián tiếp để lây truyền sang cho người khác.
- Tổn thương cho bộ phận sinh dục: Các mụn sùi gà trông như súp lơ hoặc mào gà, tập trung ở bộ phận sinh dục của nam giới trong thời gian dài, bị tổn thương, xây xước khi va chạm mạnh, khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống.
Biến chứng sùi mào gà ở phụ nữ
- Truyền bệnh sùi mào gà từ mẹ sang con: Chị em mang thai bị mụn cóc sinh dục sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non; thai nhi khi đi qua ống sinh của mẹ, tiếp xúc với virus HPV, dễ lây nhiễm HPV từ mẹ, bé có thể bị u nhú thanh quản, các vấn đề đường hô hấp.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Các tổn thương sùi mào gà tại bộ phận sinh dục của nữ giới sẽ khiến cho vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, ngứa ngáy, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội.
- Ung thư cổ tử cung: Virus HPV gây ra sùi mào gà cũng là tác nhân gây nên ung thư cổ tử cung cho nữ giới. Hầu như các trường hợp bị ung thư cổ tử cung đều do HPV gây nên. Tuy nhiên, chỉ có một số chủng HPV độc hại như HPV16 và HPV18,… mới gây nên ung thư cổ tử cung.
- Tổn thương cơ quan sinh dục: Các mụn sùi với kích thước nhỏ từ 1-2mm không gây đau, gây ngứa khi mới xuất hiện nhưng khi chúng phát triển to, ẩm ướt và chảy mủ, gây ngứa ngáy khó chịu.
Những phương pháp nào để điều trị bệnh sùi mào gà?
Sùi mào gà giai đoạn đầu, các sĩ có thể cho bạn một số thuốc điều trị mụn nhọt bao gồm
- Imiquimod (Aldara)
- Podophyllin
- Podofilox (Condylox)
- Axit trichloroacetic (TCA).
Bác sĩ sẽ không khuyến khích bạn sử dụng thuốc trị mụn nhọt không kê đơn để điều trị nhọt sinh dục. Do những mô ở bộ phận sinh dục rất ẩm ướt, những loại thuốc này thậm chí còn có thể gây đau đớn và rát.
Nếu bị sùi lớn hoặc không thể chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc, bạn sẽ cần đến phẫu thuật. Bác sĩ cũng yêu cầu phẫu thuật nếu bạn đang mang thai để tránh phải sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể lựa chọn phẫu thuật bao gồm làm đông với nitơ lỏng (liệu pháp lạnh) và điều trị laser.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.