Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là triệu chứng không hiếm gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe như: rối loạn tiền đình, mắc bệnh viêm tai giữa cấp và mạn tính, thiểu năng tuần hoàn não…
Triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt
Trước khi tìm hiểu đau đầu buồn nôn chóng mặt là bệnh gì, người bệnh cần hiểu rõ các triệu chứng cụ thể của tình trạng này. Theo đó, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là cảm giác sai về sự di chuyển của cơ thể so với không gian hoặc của không gian so với cơ thể (cảm giác đồ vật chao đảo quanh mình hoặc mình quay quanh đồ vật).
Người bị chứng chóng mặt, đau đầu thường mất thăng bằng, đi không vững, có cảm giác như đang ngồi trên thuyền, có thể buồn nôn hoặc nôn, ù tai, giảm thính lực,… Triệu chứng chóng mặt tăng khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc khi quay đầu. Vì vậy, bệnh nhân thường nằm im một tư thế, mắt nhắm nghiền để giảm triệu chứng khó chịu.
Rối Loạn Tiền Đình Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Đau đầu buồn nôn là bệnh gì?
Tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khá nguy hiểm.
Đau đầu chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: chóng mặt xuất hiện đột ngột, khi thay đổi tư thế và không có dấu hiệu báo trước. Triệu chứng chóng mặt thường kéo dài vài giây, xuất hiện sau khi cử động đầu. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính chiếm khoảng 30% các trường hợp chóng mặt.
Bệnh Meniere: biểu hiện của căn bệnh này là cơn chóng mặt kéo dài 5 phút – 5 giờ. Trước khi bị chóng mặt, người bệnh có cảm giác suy giảm thính lực và ù tai. Chóng mặt xuất hiện đột ngột, đi kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn. Cơn chóng mặt có thể tái phát và dẫn đến mất dần thính lực. Bệnh Meniere chủ yếu gặp ở người thường xuyên căng thẳng tâm lý. Nguyên nhân gây bệnh là do mất thăng bằng áp lực tai trong.
Viêm dây thần kinh tiền đình: virus Zona, thủy đậu, quai bị chiếm 5% trường hợp viêm dây thần kinh, gây liệt dây thần kinh tiền đình, dẫn tới triệu chứng chóng mặt xuất hiện đột ngột, kéo dài từ vài giờ tới vài tháng nhưng không gây rối loạn thính lực. Người bệnh còn có biểu hiện rung giật nhãn cầu đánh ngang về bên lành.
Một số bệnh khác: dị dạng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn tính, u dây thần kinh tiền đình – ốc tai, rối loạn thị giác (cận thị, viễn thị, loạn thị,…), sử dụng rượu, ma túy, chấn thương hoặc tiền sử phẫu thuật, say tàu xe, tổn thương dây thần kinh vùng cổ (tổn thương cột số cổ 2, 3),…
Đau đầu chóng mặt có nguồn gốc trung ương
Thiểu năng tuần hoàn não: bệnh lý xuất hiện khi lưu lượng máu tưới lên não không đủ, khiến lượng oxy và các dưỡng chất cung cấp cho hoạt động bình thường của não bị giảm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do xơ vữa động mạch, thiếu máu, thoái hóa đốt sống cổ, các cục máu đông, các bệnh về tim,… Triệu chứng bệnh chủ yếu là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi, tinh thần chán nản, dễ cáu bẳn, giảm sút khả năng tư duy và suy giảm trí nhớ,…
Hạ huyết áp tư thế: có biểu hiện là người bệnh thấy chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, yếu người, ngất xỉu, buồn nôn,… Khi đứng lên và những triệu chứng này chỉ kéo dài vài giây. Khi chúng ta đứng lên, tác động lực hấp dẫn đưa máu về vùng chân, gây hạ huyết áp vì lượng máu lưu thông trở lại tim bị giảm sút. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do: bị mất nước, mắc vấn đề về tim mạch, mắc một số bệnh lý về nội tiết, rối loạn thần kinh,…
Các vấn đề sức khỏe khác: nhồi máu tiểu não, u tiểu não, hội chứng Wallenberg,…
Nguyên nhân khác
Nhức đầu Migraine: là bệnh gây đau đầu từng cơn, kéo dài từ nhiều giờ tới vài ba ngày, đi kèm buồn nôn và nôn. Cơn đau đầu có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như hoa mắt, nhìn mờ, ù tai, chóng mặt, nhìn đôi, nói khó, tê buốt da đầu,… Tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ kéo dài, thay đổi thời tiết, tiếng ồn, chấn thương đầu, hít phải mùi nước hoa nồng nặc, sử dụng rượu,… Đều dễ dẫn tới đau đầu migraine.
Bệnh Parkison: còn gọi là bệnh liệt rung, xảy ra khi chất dẫn truyền thần kinh dopamine bị giảm sút. Biểu hiện của bệnh là run tay, cứng khớp, mất thăng bằng, chóng mặt, nhức đầu, mất dần khả năng chuyển động tự động,…
Bệnh giang mai thần kinh: là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt, nhức đầu, buồn nôn,… Sang giai đoạn sau, người bệnh có thể bị điếc, mù mắt, liệt vận động, mất trí, mắc bệnh tâm thần, đột quỵ,…
Khi nào bạn cần được chăm sóc y tế?
Trong nhiều trường hợp, đau đầu buồn nôn từ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi. Đối với một số trường hợp khác, đau đầu chóng mặt là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có một cơn đau đầu nghiêm trọng hoặc tình trạng đau đầu buồn nôn nặng hơn.
Đến gặp bác sĩ nếu bạn có đau đầu buồn nôn kèm theo các dấu hiệu sau:
- Nói lắp
- Nhầm lẫn
- Chóng mặt
- Cứng cổ và sốt
- Nôn hơn 24 giờ
- Không đi tiểu được trong 8 tiếng hoặc hơn
- Mất ý thức
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, ngay cả khi nhẹ, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể giúp chẩn đoán triệu chứng và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Khi bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cần làm gì?
Tùy vào từng nguyên nhân gây nên triệu chứng mà người bệnh lựa chọn các phương pháp xử trí thích hợp để tình trạng được cải thiện nhanh chóng nhất. Các phương án bao gồm:
– Trường hợp mắc bệnh liên quan đến đau đầu, đau nửa đầu thì nên dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc gì, liều lượng ra sao cần phải được thảo luận với các chuyên gia để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
– Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để chắc chắn rằng các cơ quan trong cơ thể được cung cấp đủ nước cho các hoạt động bình thường.
– Với các trường hợp bị chóng mặt, đau đầu, nôn mửa do cảm lạnh hãy chú ý mặc đủ ấm kết hợp sử dụng thức uống trị cảm tự nhiên như nước mật ong hoặc nước gừng để làm ấm cơ thể từ bên trong.
– Bên cạnh đó hãy đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tránh những triệu chứng trên tái phát lại.
Bí quyết xoa dịu cơn đau đầu chóng mặt buồn nôn
Để giúp bạn loại bỏ hiện tượng khó chịu mà không cần tốn một viên thuốc, hãy thử áp dụng các bí quyết đơn giản dưới đây:
– Day ấn huyệt bách hộ: Bạn cần xác định huyệt bách hộ ở đỉnh đầu, giao giữa 2 đường nối chóp 2 tai và dọc theo sống mũi lên đỉnh đầu. Dùng 4 ngón tay chụp xung quanh huyệt bạch hội và bạn day ấn từ nhẹ đến mạnh. Thực hiện động tác khoảng 15 phút đến khi bệnh nhân cảm thấy đỡ hẳn các triệu chứng này thì dừng.
– Xoa sát vành tai: Bạn dùng ngón tay giữa và ngón trỏ kẹp tai, xoa bóp, chà xát vùng trước, sau tai để 2 vùng này nóng lên, làm cho các dây thần kinh được kích thích lưu thông máu. Phương pháp này giúp điều hòa thần kinh, giảm triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hiệu quả.
– Bấm huyệt thái dương: Huyệt thái dương thì chắc hẳn nhiều người khá quen thuộc bởi khi có triệu chứng bị đau nhức đầu thì ngay lập tức họ sẽ dùng tay để day ấn giúp giảm đau. Bản chất phương pháp này chính là giúp tăng cường lưu thông máu và giúp não bộ tỉnh táo, bớt mệt mỏi, xua tan cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, theo các chuyên gia việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học được coi là yếu quan trọng giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn hiệu quả:
– Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, sữa,…
– Nên ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau có màu xanh đậm.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
– Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, hít thở sâu, có thể ngồi thiền hoặc tập yoga để thư giãn tinh thần, lưu thông máu trong cơ thể, làm cơ thể sảng khoái hơn.
– Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh để tránh làm ảnh hưởng tới dây thần kinh não, phòng ngủ cần sạch sẽ và gọn gàng bởi sẽ tạo cho bạn giấc ngủ ngon.
– Khi bắt đầu cảm nhận có dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt và choáng váng thì hãy ngay lập tức uống 2 cốc nước sau đó hãy từ từ nằm xuống, kê chân cao để máu dễ lưu thông lên não. Đồng thời trước khi bước ra khỏi giường sau một giấc ngủ thì bạn nên ngồi dậy từ từ, cử động chân tay trong vài phút để kích thích các cơ hoạt động.
Các điều trị và phòng chống như thế nào?
Chóng mặt kịch phát lành tính thực sự đúng như tên gọi nếu người bệnh biết cách phòng tránh các yếu tố khởi kích, tuân thủ thuốc ổn định tiền đình và thực hiện các nghiệm pháp tái lập vị trí ống bán khuyên.
Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột và quá nhanh
Bất cứ lúc nào cũng luôn ghi nhớ không được thay đổi tư thế đột ngột một cách nhanh chóng. Cụ thể là khi chuyển từ tư thế nằm để ngồi dậy, đứng dậy hay xoay đầu, cúi và ngửa đầu cũng phải thực hiện từ tốn, chậm rãi. Tốt nhất nên nhắm mắt lại để hạn chế thị giác thu nhận những tín hiệu thay đổi không gian, giảm kích thích tiền đình. Sau khi xác lập tư thế tại vị trí mới thì từ từ mở mắt ra.
Nếu nhận thấy các cơn chóng mặt thường xảy ra lúc thức dậy thì trong giấc ngủ, nên sử dụng nhiều gối để kê đầu được ngay ngắn, nên nằm ngửa, tránh nghiêng về một bên.
Bên cạnh đó, không nên ngồi ghế xoay hay ghế có tựa đầu ngửa ra phía sau quá mức, hạn chế động tác nghiêng, cúi người quá mức như để nhặt đồ lên, thắt dây giày.
Sử dụng thuốc
Các nhóm thuốc có thể hỗ trợ điều chỉnh chóng mặt trong các cơn cấp tính cũng như thuyên giảm triệu chứng buồn nôn, nôn.
Nhóm thuốc kháng histamine chỉ nên dùng khi bệnh nhân chóng mặt dữ dội mà không thuyên giảm nhiều sau ổn định tư thế. Một số loại thuốc an thần có thể bổ sung nếu người bệnh quá kích thích, lo lắng, sợ hãi.
Tuy nhiên, các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương sẽ có tác dụng phụ buồn ngủ, lừ đừ, chóng mặt khó hết hoàn toàn. Vì thế, chỉ nên dùng khi thực sự thấy cần thiết và tuân thủ liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bài tập luyện cho hệ tiền đình
Hiện nay, việc điều trị chóng mặt kịch phát lành tính có khuynh hướng không dùng thuốc mà áp dụng các bài tập tái lập vị trí hạt sỏi trong ống bán khuyên, giúp hệ tiền đình hồi phục và thích nghi với sự dịch chuyển trong không gian của cơ thể.
Các bài tập có thể tiến hành ngay tại phòng khám với sự hỗ trợ của các bác sĩ vật lí trị liệu hoặc người bệnh tự tập tại nhà. Nếu thực hiện đúng cách và kiên nhẫn, các triệu chứng khó chịu sẽ cải thiện đáng kể.
Các điều trị khác
Khi xảy ra cơn chóng mặt, cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi. Nếu có cảm giác buồn nôn, nên kiềm nén bằng cách hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Chỉ cần tuân thủ như vậy, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vài phút.
- Không tự mình đi lại xa, làm việc nặng, leo trèo, điều khiển xe cộ hay máy móc khi bị chóng mặt. Bởi vì những việc này càng gây khởi kích cơn chóng mặt nặng nề hơn, kéo dài hơn, thậm chí có thể gây tai nạn cho chính mình cũng như người khác.
- Giữ không gian trong phòng, lối đi thông thoáng, tránh vật dụng lộn xộn, bừa bãi. Gắn thêm thanh cầm trong bồn tắm và nhà vệ sinh.
- Uống đủ nước mỗi ngày, chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất. Tránh uống cà phê, bia rượu, nước giải khát có gas.
- Không dùng chất kích thích, hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, suy nghĩ lạc quan. Có thói quen luyện tập thể dục thể thao phù hợp, điều độ.