Thoát vị đĩa đệm là một trong số những bệnh lý về xương khớp hàng đầu hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa bệnh ra sao? Hãy cùng VieMed.vn tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thông thường, cấu trúc của đĩa đệm bao gồm hai phần cơ bản là bao xơ và nhân nhầy.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các lớp nhân nhầy ở trong vùng đĩa đệm của cột sống bị thoát ra bên ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống. Từ đó gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm là hệ quả do đĩa đệm bị nứt, rách hoặc do tác động từ các sang chấn bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cột sống. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra phổ biến nhất.
Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm:
-
Người cao tuổi.
-
Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.
-
Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng…
-
Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, ngồi học tập, làm việc không đúng tư thế…
-
Những người làm nghề đòi hỏi phải thay đổi tư thế một cách liên tục như diễn viên múa, vận động viên thể thao…
-
Người mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, vẹo cột sống…
Nguyên nhân bệnh Thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
- Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
- Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
- Do chấn thương ở vùng lưng
- Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
- Yếu tố di truyền
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
- Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
Các cấp độ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Trong Y học, các chuyên gia chia tình trạng bệnh này thành 4 giai đoạn. Tương ứng với 4 giai đoạn này là 4 cấp độ bệnh khác nhau. Cũng vì vậy mà các biểu hiện, triệu chứng của bệnh lý cũng tăng dần theo mức độ. Cụ thể như sau:
- Ở cấp độ 1: Đĩa đệm bắt đầu bị phình và lồi, các lớp bao xơ vẫn chưa bị nứt rách. Tuy nhiên phần nhân nhầy bên trong đã có sự biến dạng một cách đáng kể. Triệu chứng bệnh chưa rõ ràng nên nhận biết rất khó. Một số người chủ quan có thể hiểu nhầm thành các bệnh lý khác từ đó chữa trị không đúng cách.
- Ở cấp độ 2: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng độ 2 khiến vùng bao xơ bên ngoài có dấu hiệu suy yếu. Nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng chúng vẫn có khả năng chèn ép lên dây thần kinh.
- Ở cấp độ 3: Đến giai đoạn này, đĩa đệm của người bệnh đã bắt đầu bị thoát vị. Bao xơ bên ngoài đã bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Người mắc sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức dữ dội tại khu vực cột sống tổn thương.
- Ở cấp độ 4: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ xuất hiện kèm các mảnh rời. Lúc này, khu vực thoát vị có xu hướng ngày càng lan rộng, nhân nhầy đĩa đệm bị tách khỏi các bao xơ. Người bệnh có thể bị liệt nửa người ở giai đoạn này.
Trong lâm sàng, các cấp độ của bệnh có thể sẽ không được diễn ra theo từng giai đoạn cụ thể mà có thể tiến triển đột biến và bất ngờ. Nhất là khi người bệnh bị chấn thương nghiêm trọng và chịu tác động không nhỏ bởi những yếu tố bên ngoài gây ra.
>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?
Triệu chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
- Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
- Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
- Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì
Bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
- Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
- Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
- Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
- Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
- Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
- Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
- Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động
Biến chứng và cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Một số biến chứng được bác sĩ chuyên gia xương khớp cảnh báo nếu không điều trị bệnh từ sớm là:
-
Bại liệt: Nhân nhầy thoát khỏi vị trí cấu tạo ban đầu, chui vào ống sống sẽ trực tiếp chèn ép lên rễ dây thần kinh, tủy sống hàm hẹp khoang sống. Chính điều này gây ra nguy cơ liệt nửa người thậm chí là cả người ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
-
Hội chứng đuôi ngựa: Nhân nhầy đĩa đệm nếu chèn ép ở vùng thắt lưng khiến người bệnh khó kiểm soát được việc đại tiện.
-
Teo cơ: Do đau nhức, nhiều người bệnh ít vận động lâu ngày dẫn đến việc các cơ teo lại nhanh chóng. Khả năng vận động do vậy càng bị giảm sút.
-
Rối loạn cơ vòng: Bí tiểu, nước tiểu chải rỉ thụ động, đái dầm dề,… là một số biểu hiện của biến chứng rối loạn cơ vòng. Trường hợp này thường xảy ra khi rễ thần kinh người bệnh bị tổn thương.
Với các biến chứng nguy hiểm kể trên, mỗi người cần xây dựng cho bản thân các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm từ sớm. Một số cách phòng tránh có thể thực hiện là:
-
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng độ dẻo dai của hệ cơ xương khớp cạnh cột sống, ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng của bản thân để tránh làm hệ xương khớp bị tổn thương.
-
Tránh mang vác các vật nặng, điều chỉnh lại tư thế hoạt động, làm việc khoa học
-
Ăn uống điều độ để giữ vóc dáng cân đối, tránh gia tăng áp lực lên cột sống của người bệnh
-
Không nên thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích và đồ ngọt
-
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya và làm việc trong thời gian quá dài
-
Bổ sung Vitamin D, Vitamin K từ thực phẩm tự nhiên nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa Canxi giúp xương chắc khỏe hơn.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Thay vì đến các cơ sở Y tế để điều trị bệnh, nhiều người cũng đã áp dụng các phương pháp sau cũng giúp cải thiện những cơn đau nhức một cách hiệu quả:
Bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm
Với phương pháp này, bạn sẽ mất rất ít chi phí, tuy nhiên để đạt được hiệu quả, người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu: lá lốt, muối hạt, túi vải mỏng
Cách thực hiện:
- Lá lốt mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất, vớt lên, để ráo nước
- Cho lá lốt vào chảo rang nóng cùng một chút muối hạt
- Đổ hỗn hợp vừa thu được vào chiếc túi mỏng đã chuẩn bị rồi đắp lên vùng bị đau
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu
Chuẩn bị nguyên liệu: lá ngải cứu, mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
- Đem ngải cứu giã nát rồi trộn chung với mật ong. Sau đó, lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
- Chia nước cốt lá ngải cứu mật ong uống 2 lần trong ngày.
- Kiên trì thực hiện trong 15 ngày
Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng liệu pháp nhiệt
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường gặp triệu chứng đau và căng cơ. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng liệu pháp nhiệt bằng cách chườm nóng hoặc lạnh để cải thiện tình trạng trên.
- Chườm nóng: Sử dụng một miếng đệm nóng, chai nước nóng vào vị trí cột sống có đĩa đệm bị thoát vị vài lần trong ngày. Mỗi lần thực hiện khoảng 15 – 20 phút. Chú ý canh chỉnh độ nóng cho phù hợp để không gây bỏng cho da.
- Chườm lạnh: Dùng túi đựng đá hoặc bọc cục đá lạnh vào trong một cái khăn mỏng chườm trực tiếp lên vị trí bị đau trong 10 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp massage
Massage chữa thoát vị đĩa đệm cần phải thực hiện đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả điều trị tốt.
Cách thực hiện:
- Sử dụng mu bàn tay ấn xuống da người bệnh, di chuyển tay theo hình tròn dọc từ đầu cột sống lưng xuống đến mông khoảng 3 lần.
- Dùng khớp cổ tay, khớp ngón tay ấn lên vùng bị đau nhức và di chuyển tương tự như trên 3 lần.
- Cuối cùng, bạn sử dụng hai bàn tay vừa xoa bóp vừa kéo thịt hai bên cột sống lưng khoảng 3 lần.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.