Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Vậy Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị ra sau. Cùng VieMed.vn tìm hiểu nhé.
Tổng quan bệnh Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ bệnh học: đây là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Đốt sống cổ chính là cơ quan trung chuyển thông tin giữa não bộ với các với bộ phận khác trong cơ thể. Cơ thể con người có tới 7 đốt sống cổ, được ký hiệu từ C1 đến C7. Từ đốt C2 đến C7, giữa mỗi đốt sống có một đĩa đệm. Lớp đĩa đệm này được cấu tạo bởi mâm sụn, nhân nhầy, vòng sợi. Xung quanh các đốt sống cổ là hệ thống các gân cơ, dây chằng.
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng suy thoái của các đốt sống cổ. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống. Hiện tượng này làm hẹp các lỗ sống, cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong.
Về tỷ lệ mắc, thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hơn cả ở người trung niên và cao tuổi bởi hệ quả của sự lão hóa xương khớp tự nhiên. Ngoài ra, thống kê cho thấy cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh này như nhau.
Bất cứ vị trí nào của cột sống cổ cũng có nguy cơ bị thoái hóa. Tuy nhiên do đặc điểm về sinh học, vai trò hấp thụ lực sinh ra do trọng lượng cơ thể hoặc mỗi khi cơ thể vận động, di chuyển mà khả năng mắc bệnh ở một số đốt sống như C4 C5, C6 C7 thường cao hơn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này bao gồm:
-
Tuổi cao.
-
Ít di chuyển, vận động, ngồi một chỗ quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế lái xe…
-
Làm các công việc lao động nặng nhọc thường xuyên như bê vác vật nặng lên vai, đầu hoặc cử động, xoay chuyển cổ quá nhiều.
-
Từng bị chấn thương vùng cổ.
-
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh xương khớp.
-
Thường xuyên sử dụng các loại đồ uống, chất kích thích.
Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ở những người cao tuổi mà còn ở cả những người trẻ tuổi thường làm việc trong văn phòng, ít vận động cơ thể hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Hầu hết những người bị thoái hóa cột sống cổ không có triệu chứng đáng kể. Nếu các triệu chứng xảy ra, chúng có thể từ nhẹ đến nặng và có thể phát triển dần dần hoặc đột ngột.
Dấu hiệu triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ phổ biến thường gặp gồm:
-
Đau quanh xương bả vai. Cơn đau dọc theo cánh tay và trong các ngón tay. Đau tăng lên khi đứng, ngồi, hắt xì, ho và nghiêng cổ về phía sau.
-
Yếu cơ làm khó có thể nâng cánh tay hoặc nắm chặt đồ vật.
-
Cổ cứng khó quay cổ.
-
Đau đầu thường xảy ra ở phía sau đầu.
-
Ngứa ran hoặc tê, chủ yếu ảnh hưởng đến vai và cánh tay.
Các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ ít xảy ra hơn bao gồm:
-
Mất thăng bằng.
-
Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Khi có những triệu chứng này thì bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ theo từng cấp độ
Thoái hóa đốt sống cổ trải qua 10 cấp độ, mỗi cấp độ sẽ có biểu hiện khác nhau, cụ thể:
-
Cấp độ 1: Có cảm giá bị cứng và đau ở cổ khi ngửa đầu lên nhìn.
-
Cấp độ 2: Đau mỏi cổ thường xuyên hơn, cảm giác đau và cứng có thể lan sang cả vai và lưng.
-
Cấp độ 3: Dễ bị tụt khỏi gối khi ngủ, tỉnh dậy cảm thấy khó vận động cổ, đau và khó chịu ở cổ.
-
Cấp độ 4: Bị tê cánh tay, có khi còn cảm thấy mờ mắt.
-
Cấp độ 5: Dáng đi xiêu vẹo, thị lực giảm nên không thể đi lại trên một đường thẳng.
-
Cấp độ 6: Cổ, vai và cánh tay bị hạn chế, có khi còn không thể cầm bút viết được bình thường.
-
Cấp độ 7: Không dùng được đũa, chỉ có thể dùng thìa để ăn.
-
Cấp độ 8: Người yếu ớt đi lại không có sức lực và cảm giác như ở trên không.
-
Cấp độ 9: Không kiểm soát được bàng quang, ruột.
-
Cấp độ 10: Nằm tại chỗ không thể rời khỏi giường.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mãn tính có tính quy luật khó điều trị. Nếu khẳng định là “chữa khỏi” thì phải giải quyết được hoàn toàn tình trạng thoái hóa ở cột sống. Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu rằng xương khớp lão hóa theo thời gian là điều không thể tránh khỏi. Nói như vậy không phải là mặc kệ không chữa vì tình trạng này có thể kéo theo rất nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nếu không khắc phục ngay từ sớm.
Vì thế, mục tiêu trong điều trị là hướng tới giải quyết triệu chứng, giảm đau để làm sao giúp người bệnh duy trì được các hoạt động cá nhân ở mức tối thiểu nhất. Ngoài ra, điều trị đúng hướng sẽ phải giúp khắc phục những tổn thương hiện có ở xương khớp, tiến tới nuôi dưỡng sự khỏe mạnh xương khớp từ từ, làm chậm tiến trình thoái hóa, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, càng phát hiện và điều trị sớm thoái hóa đốt sống cổ thì khả năng chữa khỏi càng cao. Do đó, quan tâm tới sức khỏe xương khớp ngay từ sớm là việc làm cần thiết với mọi người bệnh.
Cách chẩn đoán biểu hiện thoái hóa cột sống cổ
Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh kể trên, để được kết luận chính xác người bệnh cần thực hiện một hoặc một vài xét nghiệm sau:
-
Làm xét nghiệm bilan viêm: Để loại trừ nguyên nhân viêm nhiễm, bệnh ác tính.
-
Chụp X quang cột sống cổ: Nhằm phát hiện bất thường trên cột sống cổ như gai xương, thoát vị đĩa đệm, giảm chiều cao cột sống, đường cong tự nhiên của cột sống…
-
Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp phát hiện chính xác vị trí chèn ép rễ thần kinh, khối thoát vị, ống sống bị hẹp, khối u…
-
Chụp CT-scan: Không cho kết quả quá cao nhưng được dùng thay thế trong trường hợp người bệnh thoái hóa cột sống cổ không thể chụp MRI.
-
Phương pháp điện cơ: Nhằm phát hiện tổn thương ở rễ thần kinh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa cột sống cổ
Các yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hóa cột sống cổ bao gồm:
-
Tuổi: Người cao tuổi là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện trên những người ở tuổi trung niên (40 – 50 tuổi), do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh.
-
Nghề nghiệp: Những làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề). Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là người đi cấy, thợ cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc. Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
-
Chấn thương cổ: Chấn thương cổ trước đây xuất hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
-
Yếu tố di truyền: Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
-
Hút thuốc: Hút thuốc có liên quan đến tăng đau cổ.
Phương pháp chẩn đoán phát hiện thoái hóa đốt sống cổ
Việc chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể được thực hiện thông qua khám lâm sàng. Bác sĩ có thể hỏi về những triệu chứng của người bệnh kết hợp với khám chức năng phản xạ của các vùng lân cận để biết được tình trạng bệnh. Tuy nhiên để có một kết quả chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ.
Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ bao gồm:
-
Chụp X – quang cột sống cổ: chụp X – quang có thể thấy được sự xuất hiện của gai xương, cầu xương, và cũng có thể loại trừ những nguyên nhân gây đau cứng cổ như gãy xương, các khối u hoặc tổn thương phần mềm.
-
Chụp cắt lớp vi tính (CT): có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ ở các đốt sống vùng cổ.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể xác định vị trí các dây thần kinh bị chèn ép do bệnh lý.
-
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thần kinh:
+ Phương pháp điện cơ (Electromyography): đo giá trị dòng điện trong dây thần kinh khi cơ tay hoạt động và nghỉ ngơi.
+ Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: gắn các điện cực vào vùng da phía trên dây thần kinh, cho một dòng điện nhỏ qua dây thần kinh để đo tốc độ và cường độ của tín hiệu dẫn truyền thần kinh.
Các biện pháp điều trị bệnh Thoái hóa cột sống cổ
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giúp duy trì các hoạt động thông thường nhất và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh.
Điều trị nội khoa
-
Thuốc chống viêm,giảm đau không steroid (NSAID): việc lựa chọn các loại thuốc giảm đau trong nhóm này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo khác.
-
Corticosteroid: một liệu trình ngắn của thuốc uống tiên dược có thể giúp giảm đau. Nếu triệu chứng đau nghiêm trọng, tiêm Corticosteroid có thể là cần thiết.
-
Thuốc giãn cơ: một số loại thuốc, chẳng hạn như cyclobenzaprine, có thể giúp giảm sự co cơ từ đó giúp giảm đau.
-
Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc điều trị động kinh, chẳng hạn như gabapentin (Thần kinh, Horizant) và pregabalin (Lyrica), có thể làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
-
Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ.
Vật lý trị liệu
Thông qua các bài tập để giúp kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. Đặc biệt với các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp làm giảm biểu hiện đau đáng kể.
Phẫu thuật
Nếu điều trị bảo tồn thất bại hoặc nếu các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh chẳng hạn như yếu ở tay cần phẫu thuật để giải phóng chèn ép tạo thêm chỗ cho tủy sống và rễ thần kinh.
Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là:
-
Loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
-
Loại bỏ một phần của đốt sống.
-
Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.
Trên đây là thông tin về bệnh Thoái hóa đốt sống cổ của VieMed.vn. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại phản hồi bên dưới. Chúng tôi sẽ tích cực trả lời những câu hỏi của các bạn.