VietNam Medical
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
No Result
View All Result
VietNam Medical
No Result
View All Result
Home Tin Tức Y Khoa

Rối Loạn Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Hoa Sen by Hoa Sen
19/02/2021
in Tin Tức Y Khoa
0
Rối loạn hệ thần kinh thực vật là gì

Rối loạn hệ thần kinh thực vật là gì

0
SHARES
49
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến chức năng điều hòa quá trình vận chuyển vật chất, điều hòa các hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương. Cùng VieMed.vn tìm hiều nhé

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật là các cơ quan trong cơ thể chịu sự chi phối của những bộ phận thần kinh có tính chất tự động như hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hoạt động của các cơ quan hô hấp, hoạt động của tim…

Rối loạn hệ thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Khi một trong hai hệ thống bị rối loạn sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hai hệ thần kinh này có tác dụng điều khiển các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, không chịu chi phối của não bộ.

Kết quả hình ảnh cho Rối Loạn Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bệnh tuy không gây tử vong nhưng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đi đáng kể, gây khó chịu cho người bệnh khiến tâm lý thay đổi.

Chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật

Nhịp tim sẽ được điều tiết bởi thần kinh tim trực thuộc hệ thần kinh thực vật (không nằm trong tim) và hệ thống điện tim (bao gồm nút xoang và hệ thống dẫn truyền xung điện). Khi thần kinh tim bị rối loạn tất nhiên sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xung động, dẫn truyền tín hiệu điện trong tim và làm rối loạn nhịp tim.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật dựa theo dấu hiệu và triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Khi bị rối loạn rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh sẽ có những triệu chứng dưới đây:

Kết quả hình ảnh cho Rối Loạn Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

– Đánh trống ngực, hồi hộp: Đây được coi là biểu hiện dễ nhận biết và thường gặp nhất. Nếu bạn thấy nhịp tim của mình nhanh bất thường, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Cảm giác luôn hồi hộp, tình trạng này xảy ra liên tục dễ khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.

– Khó thở: Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, hụt hơi và phải rướn người ra để thở hoặc hít thở sâu mới cảm thấy dễ thở hơn. Tình trạng khó thở sẽ tăng mạnh khi ở nơi đông đúc, ồn ào.

– Đau ngực: Đau, nóng và rát ở vùng ngực, thậm chí là đau nhói hoặc đau thắt ngực. Cơn đau thường sẽ xuất hiện bất ngờ khiến người bệnh cảm thấy như bị nghẹt thở căng tức vùng ngực.

– Chóng mặt: Cảm giác choáng váng, đứng không vững hoặc như muốn ngất xỉu, cơ thể lả đi. Triệu chứng này do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.

– Tăng không khí: Các triệu chứng ban đầu như tê cứng và ngứa ran ở vùng xung quanh miệng, sau đó người bệnh sẽ cảm thấy lo âu, hốt hoảng, thở gấp và dễ bị ngất. Cách xử lý đơn giản là bịt mũi lại và ngưng thở trong vài giây thì tình trạng này sẽ tự biến mất.

– Tay chân run và đổ mồ hôi: Triệu chứng này sẽ xuất hiện khi người bệnh bị hốt hoảng và nhịp tim đập nhanh. Kèm theo đó là chân tay run, cơ thể đổ mồ hôi nhiều do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.

– Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh luôn cảm thấy uể oải và thiếu sức sống. Tình trạng này thường sẽ kéo dài và khó hồi phục dù người bệnh đã được nghỉ ngơi.

– Mất ngủ: Vì luôn ở tình trạng lo lắng, bồn chồn vô cớ dẫn đến việc trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, da khô bong tróc, giảm ham muốn tình dục.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh bị rối loạn thần kinh thực vật có thể chỉ khiến người bệnh cảm thấy bất an, khó chịu. Thế nhưng, khi bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ luôn trong tình trạng hoang mang, sợ hãi và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm. Chính điều này gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim trầm trọng hơn.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Đau Thần Kinh Tọa Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Một số nguyên nhân như:

  • Do bệnh lý: Bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus (viêm não, viêm màng não),bệnh về thoái hóa thần kinh (teo não, Parkinson, Alzheimer),bệnh mạn tính (tiểu đường, tăng huyết áp, loét dạ dày),dùng chất kích thích (thuốc phiện, cần sa, ma túy đá),…
  • Do căng thẳng, Stress và suy nhược cơ thể kéo dài, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, các rối loạn loạn thần, rối loạn tâm sinh lý…
  • Do thuốc: Thuốc điều trị các bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh; hóa chất trong điều trị ung thư; tình trạng dị ứng thuốc; các thuốc điều trị tâm thần…
  • Do di truyền
  • Do các bộ phận của cơ thể bị tổn thương, chấn thương sọ não, tủy sống

Kết quả hình ảnh cho Rối Loạn Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trong tất cả các nguyên nhân trên, nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn thần kinh thực vật là do căng thẳng, stress và suy nhược cơ thể kéo dài.

Các loại rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể khác nhau về các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, và cũng xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản khác nhau. Các loại rối loạn chức năng tự chủ khác nhau bao gồm:

Hội chứng nhịp đập nhanh tư thế

Hội chứng nhịp đập nhanh tư thế hay còn gọi là postural orthostatic tachycardia syndrome (POTS). POTS ảnh hưởng đến bất cứ người bệnh ở độ tuổi hoặc giới tính nào. Đây là hội chứng xuất hiện do sự tổn thương hệ thống thần kinh tự chủ. Các triệu chứng của tình trạng này thường tăng lên khi ở tư thế đứng và giảm khi nằm xuống. Ví dụ tư thế thẳng đứng có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi và ngất xỉu, nhưng khi nằm xuống sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này.

Kết quả hình ảnh cho Rối Loạn Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Ngất do cường phế vị

Ngất vô cường phế vị hay còn gọi là vasovagal syncope, là trạng thái mất ý thức tạm thời do nhịp tim và huyết áp giảm đột ngột làm giảm tuần hoàn máu đến não. Đây là dạng ngất hay xảy ra nhất và thường không gây ra nguy hiểm. Ngất xỉu có thể xảy ra do mất nước, ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, tác động bởi môi trường xung quanh và cảm xúc căng thẳng. Người bệnh thường bị buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi quá mức và cảm giác đuối sức trước và sau khi ngất.

Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Điều Trị

Bệnh teo đa hệ thống

Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy – MSA) là một dạng gây rối loạn thần kinh thực vật. Ban đầu, bệnh có các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson. Nhưng những người mắc bệnh này thường có tuổi thọ chỉ khoảng 5 đến 10 năm kể từ khi chẩn đoán. Đây là một rối loạn hiếm gặp thường xảy ra ở người lớn trên 40 tuổi. Nguyên nhân của MSA hiện vẫn chưa rõ ràng và không có cách chữa trị hay điều trị nào làm chậm tiến triển bệnh.

Bệnh rối loạn thần kinh tự quản cảm giác di truyền

Đây là một nhóm các rối loạn di truyền liên quan gây ra rối loạn chức năng thần kinh lan rộng ở trẻ em và người lớn. Tình trạng này có thể khiến bạn không thể cảm thấy đau, cảm nhận nhiệt độ và đồng thời ảnh hưởng đến một loạt các chức năng cơ thể. Bệnh rối loạn được phân thành bốn nhóm khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kiểu di truyền và triệu chứng.

Hội chứng Holmes-Adie

Hội chứng Holmes-Adie chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát các cơ mắt, gây ra các vấn đề về thị lực. Một bên đồng tử có thể sẽ lớn hơn bên còn lại, và co lại từ từ dưới ánh sáng mạnh. Có trường hợp thiếu các gân cơ phản xạ như gân gót Achilles. Hội chứng này cũng có thể xảy ra do nhiễm virus gây viêm và tổn thương tế bào thần kinh, đồng thời gây mất phản xạ gân cơ sâu – tình trạng kéo dài vĩnh viễn nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một số dạng khác

Các loại rối loạn thần kinh thực vật khác liên quan đến những tổn thương dây thần kinh từ một số loại thuốc, chấn thương hoặc bệnh tật. Một số tình trạng gây ra chứng rối loạn thần kinh này bao gồm:

  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn tự miễn dịch
  • Uống nhiều rượu kéo dài
  • Huyết áp cao không kiểm soát

Kết quả hình ảnh cho Rối Loạn Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Dấu hiệu nhận biết rối loạn thần kinh thực vật

Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu không được chữa trị đúng cách khiến bệnh trở nặng, bạn sẽ dễ bị hoang mang, sợ hãi. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh như:

– Nhịp tim nhanh bất thường như muốn nhảy khỏi lồng ngực khiến bạn cảm thấy hồi hộp. Cảm giác này thường xuyên xảy ra khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi. Đây được coi là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và thường gặp nhất.

Người bệnh hay bị chóng mặt, dễ ngất xỉu hoặc choáng váng

– Chóng mặt, dễ ngất xỉu hoặc cảm thấy choáng váng, không đứng vững. Nguyên nhân là do tình trạng nhịp tim quá nhanh dẫn đến thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.

– Đau thắt ngực hoặc đau nhói vùng ngực khiến bạn khó chịu. Những cơn đau này xuất hiện bất ngờ khiến bạn cảm thấy nghẹt thở, căng tức vùng ngực.

– Khó thở là một trong những trường hợp bạn dễ nhận ra đặc biệt trong các trường hợp ra ngoài nơi đông đúc, tập trung nhiều người. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy khó thở và phải rướn người ra để thở hoặc hít thở sâu mới cảm thấy dễ chịu.

– Tay chân run và đổ mồ hôi nhiều do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức. Triệu chứng này cũng xuất hiện khi người bệnh căng thẳng, hốt hoảng nhiều.

– Mất ngủ thường xuyên là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bởi tình trạng lo lắng, bồn chồn khiến bạn ngủ không được ngon và sâu giấc.

– Cơ thể mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống là triệu chứng thường gặp. Điều này sẽ khiến người bệnh khó chịu và khó hồi phục lại cơ thể, dù được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố gây ra rối loạn thần kinh thực vật
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố gây ra rối loạn thần kinh thực vật

Cách “đẩy lùi” rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim

Để kiểm soát rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim, điều quan trọng nhất là bạn cần giữ được lý thoải mái, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý và có thể kết hợp thêm các cây thuốc hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm stress từ Đông Y.

Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống

Nếu bạn đang cảm thấy quá áp lực hay căng thẳng, hãy cho phép mình sống chậm lại. Dành thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch 1 vài ngày ở những nơi yên tĩnh sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng về tâm lý. Tâm sự cùng gia đình, bạn bè cũng là một cách giảm stress rất tốt. Đừng ngại ngần chia sẻ suy nghĩ của mình, đôi khi những người xung quanh sẽ cho bạn rất nhiều lời khuyên hữu ích.

Thư giãn tâm lý rất hữu ích với người rối loạn thần kinh thực vật

Ngoài ra, bạn có thể tập thiền, nghe nhạc hoặc tham gia 1 lớp học kỹ năng mà bạn yêu thích như nấu ăn, chụp ảnh… Đây cũng là những giải pháp để bạn giải tỏa tâm lý và suy nghĩ tích cực hơn.

Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Mỗi ngày, bạn nên dành tối thiểu khoảng 30 phút để tham gia luyện tập thể thao. Tập thể thao sẽ giúp tăng tuần hoàn mạch máu, giảm căng thẳng nên cũng hỗ trợ cải thiện đáng kể các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật.

Bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, dưỡng sinh, đi bộ…, nên tập vào buổi sáng hoặc chiều tối và tập vừa sức. Nếu khi tập, bạn thấy khó thở hơn, trống ngực dồn dập hay choáng váng, hãy nghỉ ngơi và giảm cường độ tập xuống.

Chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng. Bạn nên:

  • Hạn chế các đồ uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu bia.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh ăn nhiều, ăn quá no cùng một lúc.
  • Nếu bị kèm huyết áp thấp, bạn cần hạn chế thay đổi thư thế đột ngột. Khi chuyển từ nằm sang đứng nên ngồi dậy từ từ, sau đó mới đứng.

Bổ sung các cây thuốc từ Đông Y

Với những căn bệnh liên quan đến sự mất cân bằng như rối loạn thần kinh thực vật, việc tận dụng thế mạnh hỗ trợ cân bằng các rối loạn của Đông y sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực. Trên thực tế, đây cũng là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn và ổn định được nhịp tim, giảm triệu chứng trống ngực, khó thở, hồi hộp…

Kết quả hình ảnh cho Rối Loạn Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Ngoài những vị dược liệu truyền thống giúp an thần trấn tĩnh như Lạc tiên, Tâm sen, nhiều nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra Khổ sâm có hiệu quả rất tốt với người bệnh rối loạn thần kinh thực vật bị tim đập nhanh.

Nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong Khổ sâm như Matrine, Oxymatrine, Kurarinone giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh tim, thư giãn mạch máu nên giúp giảm nhịp tim, giảm tình trạng lo lắng, căng thẳng.

Tác dụng này gần tương tự như thuốc chẹn beta. Nhưng Khổ sâm chiếm ưu thế bởi tính an toàn (không gây hạ nhịp tim quá mức) và hiệu quả với nhiều dạng rối loạn nhịp tim nhanh khác nhau.

Y học hiện đại chưa tìm ra thuốc chữa khỏi rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim không có nghĩa là bạn mất cơ hội điều trị căn bệnh này. Bạn vẫn có thể áp dụng nhiều cách để ổn định nhịp tim và giảm triệu chứng như hồi hộp, khó thở, lo lắng… Ngay từ bây giờ, hãy gác băn khoăn “rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không” sang một bên và bắt đầu áp dụng các lời khuyên kể trên để sớm lấy lại cuộc sống bình thường.

>> Xem ngay: Lupus Ban Đỏ Là Bệnh Gì? Các Biểu Hiện Của Bệnh Lupus Ban Đỏ

Biện pháp khắc phục Rối loạn thần kinh thực vật

  • Thay đổi tư thế: Để giảm chóng mặt khi đứng, hãy thử đứng từ từ trong các giai đoạn. Cũng có thể uốn cong bàn chân và bám chặt vào bàn tay một vài giây trước khi đứng lên để tăng lưu lượng máu. Sau khi đứng lên, cố gắng căng cơ bắp chân trong khi bước vài lần để làm tăng huyết áp.
  • Nâng cao đầu giường: Nâng cao chân (30 cm) và ngồi với hai chân lủng lẳng bên cạnh giường trong vài phút trước khi ra khỏi giường.
  • Tiêu hóa: Nếu có triệu chứng tiêu hóa, hãy thử ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên. Tăng lượng nước uống, và chọn thức ăn ít chất béo và chất xơ, cải thiện tiêu hóa.
  • Quản lý bệnh tiểu đường: Cố gắng giữ cho lượng đường trong máu càng gần bình thường càng tốt nếu có bệnh tiểu đường. Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu sẽ làm giảm triệu chứng, cũng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề mới phát triển.
Previous Post

Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Điều Trị

Next Post

Các Loại Khẩu Trang Chống Bụi Mịn Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

Hoa Sen

Hoa Sen

Next Post
Khẩu Trang Chống Bụi Mịn

Các Loại Khẩu Trang Chống Bụi Mịn Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

Nhiều Người Xem

thuốc augmentin

Thuốc augmentin: Công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng

2 tháng ago
Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

9 tháng ago

Chủ Đề Hot

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

1 năm ago
Hội Chứng Sợ Lỗ

Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn Và Cách Điều Trị

1 năm ago

Nội Dung Phổ Biến

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

1 năm ago
Hội Chứng Sợ Lỗ

Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn Và Cách Điều Trị

1 năm ago
Cơ Thể Con Người: Những Điều Còn Bí Ẩn

Cơ Thể Con Người: Những Điều Còn Bí Ẩn

1 năm ago
TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

1 năm ago
terpin codein

Thuốc Terpin – Codein: Công dụng, cách dùng và các lưu ý

12 tháng ago
VietNam Medical

VietNam Medical là chuyên trang cung cấp các kiến thức Y Tế và Sức Khỏe cho người Việt. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin hữu ích để người dùng có thể bảo vệ và sở hữu có sức khỏe tốt nhất

Chuyên Mục

  • Bệnh Da Liễu
  • Bệnh Nam Khoa
  • Bệnh Tai Mũi Họng
  • Bệnh Tiêu Hóa
  • Bệnh Xương Khớp
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Review
  • Sống Khỏe
  • Thuốc
  • Tin Tức Y Khoa

Liên Kết Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Chính Sách & Bảo Mật
  • Liên Hệ

© 2020 Copyright by Viemed.vn

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review

© 2020 Copyright by Viemed.vn