VietNam Medical
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
No Result
View All Result
VietNam Medical
No Result
View All Result
Home Tin Tức Y Khoa

Nguyên Nhân Chảy Máu Chân Răng Và Cách Điều Trị

Hoa Sen by Hoa Sen
03/03/2021
in Tin Tức Y Khoa
0
Nguyên nhân chảy máu chân răng

Nguyên nhân chảy máu chân răng

0
SHARES
20
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Khi bạn bị chảy máu chân răng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, nướu răng… Nếu không điều trị sớm, bạn sẽ có nguy cơ dẫn đến tiêu xương khiến răng rụng đi. Cùng VieMed.vn tìm hiều nhé.

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Bệnh chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu lợi là triệu chứng có thể thấy của các bệnh có tên gọi khác như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng, u lợi… Tuy nhiên, nguyên nhân chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi. Bản chất của chảy máu lợi là do mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi. Vùng khe hở giữa nướu và răng là nơi cư trú hoàn hảo của những loại vi khuẩn gây hại.

Chảy máu chân răng và những vấn đề liên quan Cách trị chảy máu chân răng

Căn bệnh chảy máu chân răng thường xuất phát từ việc bạn đã chăm sóc răng miệng không đúng cách. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và trú ngụ trong mảng bám trên răng.

Tình trạng chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Nếu không chữa trị kịp thời, bạn có nguy cơ mắc các căn bệnh răng miệng nghiêm trọng, có thể gây tiêu xương và khiến răng bạn lung lay rồi bị rụng đi.

Bạn thường nhận ra mình bị chảy máu lợi một cách bất ngờ, ví dụ như đang cắn một quả táo hay chỉ đơn giản là dùng chỉ nha khoa. Nhiều người cho rằng chảy máu nướu là việc bình thường nên không quan tâm, tuy nhiên dù chảy máu bởi nguyên nhân nào thì bạn cũng cần lưu ý.

Bạn cần nhớ rằng nướu răng khỏe mạnh sẽ không dễ bị chảy máu. Đặc điểm nhận diện nướu khỏe là có màu hồng nhạt và săn chắc. Trong khi đó nướu bị viêm sẽ có màu đỏ đậm, mềm, rất nhạy cảm và dễ bị chảy máu kèm theo có mùi khó chịu.

Chảy máu chân răng – Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Đa số người bệnh khi tự nhiên chảy máu chân răng sẽ thường nghĩ là mình thiếu vitamin C và tự ý bổ sung ngay. Tuy nhiên, nếu muốn chữa khỏi chảy máu chân răng thì bạn cần phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị vì thiếu vitamin C chỉ là một trong số các nguyên nhân thường gặp.

Ngoài nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém hay thiếu vitamin C thì các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu bao gồm: sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường, khô miệng hoặc do thay đổi nội tiết tố nữ trong thời kỳ mang thai, mãn kinh… Do vậy, bạn nên đến chuyên khoa răng hàm mặt khám bệnh để tìm đúng nguyên nhân gây chảy máu và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Huyết Áp Bình Thường Là Bao Nhiêu?

Vậy chảy máu chân răng thường xuyên do nguyên nhân nào gây ra?

Thực tế, chảy máu chân răng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính như:

+ Do vệ sinh răng miệng kém

+ Chải răng không đúng cách khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng. Nếu diễn ra liên tục nhiều lần sẽ khiến các mô mềm ở chân răng khó phục hồi như ban đầu và chảy máu.

+ Khi lợi bị viêm có màu đỏ sậm, sưng, mềm thường dễ chảy máu và có mùi hôi.

+ Lâu ngày không cạo vôi răng khiến vi khuẩn tích tụ và gây tổn thương mô nha chu.

+ Thiếu vitamin C, vitamin K và canxi

+ Dấu hiệu của bệnh lý tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, các bệnh về gan, thận.

+ Do thay đổi của nội tiết tố ở phụ nữ

Điều trị chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc đầu tiên cần làm để kiểm soát chảy máu chân răng.

  • Nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để không gây tổn thương cho nướu
  • Ngoài đánh răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm pha loãng để sát trùng giảm thiểu mảng bám hình thành trong miệng.

Đồng thời cần đi khám nha sĩ 6 tháng/ lần để lấy cao răng, loại bỏ mảng bám giúp giảm thiểu tình trạng viêm nướu và điều trị tình trạng sâu răng (nếu có).

Sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng
Sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng

Phải làm gì khi chảy máu chân răng?

Có nhiều cách chữa dân gian như súc miệng bằng rượu cau, ngậm nước lá cây lược vàng,… Tuy nhiên những cách đó không loại trừ được nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng. Khi thấy lợi bị chảy máu, bạn nên:

  • Lấy cao răng là việc cần phải làm ngay để loại bỏ hết cao răng, mảng bám gây viêm lợi. Tùy vào tình trạng lợi viêm và tình trạng của vùng quanh răng của bạn mà nha sĩ sẽ kê thêm thuốc để điều trị viêm lợi hay phải có những điều trị phức tạp hơn.
  • Chữa ngay các răng sâu, các răng bị nhiễm trùng.
  • Bạn có thể được tư vấn để nhổ răng mọc lệch hay chỉnh răng để khắc phục tình trạng răng mọc lệch, khấp khểnh.

Với nguyên nhân là do bệnh toàn thân, bạn nên đi khám chuyên khoa ngay để được tư vấn và có hướng chữa trị kịp thời.

Chữa sâu răng cũng giảm được các triệu chứng của chảy máu chân răng
Chữa sâu răng cũng giảm được các triệu chứng của chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Chảy máu chân răng là một trong những tình trạng phổ biến mà rất nhiều người hiện nay mắc phải. Nó được xem là một trong bệnh lý răng miệng thông thường.

Tuy nhiên, thường xuyên chảy máu chân răng tiềm ẩn rất nhiều những căn bệnh khác. Thế nên, khi tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên xảy ra bạn nên chữa trị sớm để tránh xảy ra những vấn đề răng miệng trầm trọng.

> Xem thêm:

Top 20 Loại Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe Con Người

Đi Ngoài Ra Máu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bị Cảm Nên Ăn Gì Cho Mau Khỏe?

Phải làm gì khi chảy máu chân răng?

Cách trị chảy máu chân răng hiệu quả bạn chỉ cần làm đúng những thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày. Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng bạn cần tuân theo:

Muốn trị chảy máu chân răng phải luôn giữ vệ sinh răng miệng là điều tất yếu, đánh răng nhẹ nhàng kết hợp dùng chỉ nha khoa đúng cách.

  1. Bạn nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên.
  2. Thời gian đánh răng trung bình là 3 đến 5 phút, mỗi ngày ít nhất phải đánh răng 2 lần.
  3. Súc miệng bằng nước muối nhạt thường xuyên kèm theo đó là chế độ ăn uống khoa học cân bằng lượng protein và chất xơ, vitamin cần thiết.
  4. Chữa bệnh chảy máu chân răng bằng cần hạn chế dùng chất độc hại như thuốc lá, cà phê, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  5. Tránh dùng thuốc kháng sinh tối đa.
  6. Nên lấy cao răng ít nhất là 1 lần trong khoảng thời gian mang thai.
  7. Thường xuyên đến nha sĩ để khám sức khỏe răng miệng.

Bên cạnh đó, cách chữa chảy máu chân răng tuân thủ các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định để cải thiện tình trạng bệnh.

Tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng chảy máu chân răng
Tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng chảy máu chân răng

Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Ung Thư Vú

7 Cách chữa đau dạ dày tại nhà mẹo dân gian

Previous Post

Dấu Hiệu Nhận Biết Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn

Next Post

Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Mẹ Bầu Cần Nên Nhớ

Hoa Sen

Hoa Sen

Next Post
Các Mốc Khám Thai Quan Trọng

Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Mẹ Bầu Cần Nên Nhớ

Nhiều Người Xem

thuốc augmentin

Thuốc augmentin: Công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng

2 tháng ago
Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

9 tháng ago

Chủ Đề Hot

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

1 năm ago
Hội Chứng Sợ Lỗ

Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn Và Cách Điều Trị

1 năm ago

Nội Dung Phổ Biến

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

1 năm ago
Hội Chứng Sợ Lỗ

Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn Và Cách Điều Trị

1 năm ago
Cơ Thể Con Người: Những Điều Còn Bí Ẩn

Cơ Thể Con Người: Những Điều Còn Bí Ẩn

1 năm ago
TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

1 năm ago
terpin codein

Thuốc Terpin – Codein: Công dụng, cách dùng và các lưu ý

12 tháng ago
VietNam Medical

VietNam Medical là chuyên trang cung cấp các kiến thức Y Tế và Sức Khỏe cho người Việt. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin hữu ích để người dùng có thể bảo vệ và sở hữu có sức khỏe tốt nhất

Chuyên Mục

  • Bệnh Da Liễu
  • Bệnh Nam Khoa
  • Bệnh Tai Mũi Họng
  • Bệnh Tiêu Hóa
  • Bệnh Xương Khớp
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Review
  • Sống Khỏe
  • Thuốc
  • Tin Tức Y Khoa

Liên Kết Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Chính Sách & Bảo Mật
  • Liên Hệ

© 2020 Copyright by Viemed.vn

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review

© 2020 Copyright by Viemed.vn