Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Vậy huyết áp là gì?
Định nghĩa huyết áp là gì?
Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp có xu hướng hạ xuống thấp nhất vào khoảng từ 1 – 3 giờ sáng, thời gian con người ngủ say nhất và huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Đặc biệt, khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.
Nhiệt độ lạnh gây co mạch hoặc một số thuốc co mạch, thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn mặn… Có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nhiệt độ nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy mất nước hoặc dùng thuốc giãn mạch… Có thể gây hạ huyết áp.
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể
Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?
Trên thực tế, cả 2 tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều nên nắm rõ các chỉ số huyết áp để theo dõi huyết áp của mình nằm trong vùng nào để điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cho phù hợp.
-
Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
-
Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lơn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
-
Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).
-
Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày, theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Chỉ số huyết áp cao lên khi cơ thể vận động quá sức, tinh thần căng thẳng, lo âu hồi hộp. Và huyết áp có thể hạ xuống trong trường hợp bị tiêu chảy, mất sức, ra nhiều mồi hôi, dùng thuốc giãn mạch… Do đó chúng ta cần tìm hiểu lỹ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
Yếu tố nào gây ảnh hưởng tới huyết áp?
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm:
-
Nhịp tim, lực co tim: Như đã nói ở trê, huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim. Bởi vậy khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp sẽ tăng. Còn khi đập chậm, lực co tim giảm huyết áp cũng sẽ giảm.
-
Khối lượng máu: Khối lượng máu sẽ giảm khi mất mãu, điều đó sẽ làm huyết áp giảm.
-
Sức cản của mạch máu: Khi lòng mạch hẹp lại do thành máu bị xơ vữa sẽ làm tăng huyết áp. Đặc biệt đối với người già, thành mạch kém đàn hồi sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh cao huyết áp.
Làm thế nào để duy trì huyết áp bình thường?
Khi huyết áp không ổn định, quá cao hoặc quá thấp đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Để duy trì huyết áp ổn định, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
Tập thể dục đều đặn, vừa sức
Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 – 40 phút tập luyện những môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: Yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe… Nếu duy trì đều đặn, bạn sẽ có được thân hình săn chắc, kiểm soát tốt được trọng lượng cơ thể giúp cho huyết áp ôn định hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng dẫn tới ảnh hưởng cả về huyết áp. Duy trì chế độ ăn đủ chất, hạn chế chất béo, dầu mỡ hay hạn chế ăn mặn sẽ cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những thực phẩm chứa nhiều canxi, potassium hoặc vitamin A,C,D. Những chất này có chủ yếu trong sữa, thịt, cá, các loại đậu, rau củ quả. Chính những thực phẩm này sẽ giúp giữ cho huyết áp của bạn ở mức bình thường.
Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định
Buồn phiền, lo lắng hay thường xuyên tức giận sẽ khiến cho tim mạch bị tác động không tốt, điều này liên đới khiến huyết áp tăng cao. Tốt hơn hết, bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ để hạn chế ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Thường xuyên theo dõi huyết áp ngay tại nhà
Để phát hiện kịp thời khi huyết áp cao hoặc thấp và áp dụng các biện pháp xử lý nhanh nhất thì bạn cần phải học cách theo dõi huyết áp ngay tại nhà.