Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Huyết áp là một trong những chỉ số cơ bản trong đánh giá sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Ở mỗi độ tuổi, huyết áp bình thường lại thay đổi khác nhau. VieMed.vn sẽ cho các bạn biết Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Qua bài viết sau đây.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực đẩy tạo ra do sự tuần hoàn máu trong các mạch máu, đây được coi là một trong những dấu hiệu chính cho biết một cơ thể còn sống hay đã chết.
Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại áp lực tâm thu tới cực tiểu áp lực tâm trương theo từng nhịp.
Huyết áp trung bình gây ra bởi sức bơm của tim và sức cản ở mạch máu, do đó khi máu theo động mạch đi càng xa khỏi tim thì huyết áp càng giảm dần.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp như: các van trong tĩnh mạch, trọng lực, nhịp thở, co cơ…

Chỉ số huyết áp đo thường được đo ở cánh tay, hoặc mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ động mạch tay. Chỉ số huyết áp biểu thị là một phân số, trong đó tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị đo là milimet thủy ngân (mmHg).
> Xem thêm:
Chỉ số huyết áp bình thường là gì?
Về số đo huyết áp bình thường, được đánh giá bằng 2 trị số là: Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương).
Để xác định xem chỉ số huyết áp có bình thường hay không thì phải căn cứ vào cả 2 trị số này. Cụ thể:
+ Huyết áp bình thường: Thông thường, ở người lớn nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được coi là huyết áp bình thường.

- Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương dưới mức 90 mmHg thì sẽ được chẩn đoán cao huyết áp.
- Tiền cao huyết áp: Khi trị số huyết áp nằm giữa mức bình thường và mức cao huyết áp (khi huyết áp tâm thu 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80-89 mmHg) thì gọi là tiền cao huyết áp.
- Huyết áp thấp: Hạ huyết áp hay huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với chỉ số huyết áp bình thường.
Thế nào là huyết áp chuẩn?
Việc đánh giá số đo huyết áp là cao, thấp hay bình thường phụ thuộc vào 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: tức áp suất trong động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn
- Huyết áp tâm trương: tức áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim (thường có giá trị thấp hơn)
Để đánh giá ý nghĩa bệnh lý của huyết áp, ngoài 2 chỉ số đã nêu còn phải căn cứ vào cách biệt giữa 2 chỉ số. Khoảng cách này càng rộng, hoặc càng hẹp chứng tỏ mức huyết áp càng không an toàn cho người bệnh.
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng huyết áp có thể lên xuống không ổn định tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau. Vì vậy để xác định chắc chắn một người có bị cao huyết áp hay không cần tiến hành đo nhiều lần trong ngày, thậm chí trong tháng.
Để đảm bảo kết quả đo huyết áp được chính xác và là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi tiến hành đo từ 15-30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,… Ngoài ra, tư thế, dụng cụ đo cũng quyết định kết quả đo có chính xác hay không.
Dựa trên các cơ sở nêu trên sẽ đánh giá được ý nghĩa bệnh lý của huyết áp. Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường tối ứu nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg, cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình.

Chỉ số huyết áp bình thường theo mỗi độ tuổi là bao nhiêu?
Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, mỗi độ tuổi đều có một mức huyết áp trung bình tương ứng. Điều này có nghĩa là theo thời gian, chỉ số huyết áp của bạn sẽ thay đổi. Do đó, việc đo huyết áp định kỳ là điều cần thiết để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Nhằm thuận lợi cho việc hiểu rõ chỉ số huyết áp trung bình của từng cá nhân, bạn và người thân nên tham khảo danh sách dưới đây:
Trẻ sơ sinh từ 1–12 tháng
Chỉ số đo huyết áp bình thường là 75/50mmHg, giá trị cao nhất có thể đạt tới là 100/70mmHg.
Trẻ nhỏ từ 1–5 tuổi
Chỉ số huyết áp trung bình là 80/50mmHg, mức tối đa đạt được là 110/80mmHg.
Trẻ em khoảng 6–13 tuổi
Giá trị huyết áp trung bình là 85/55 mmHg, mức huyết áp tối đa đạt 120/80mmHg.
Trẻ trong độ tuổi 13–15
Thông số huyết áp trung bình đạt mức 95/60mmHg, giá trị cao nhất là 104/70mmHg.
Trẻ vị thành niên từ 15–19 tuổi
Chỉ số huyết áp theo độ tuổi từ 15 – 19 tối thiểu là 105/73mmHg, trung bình là 117/77mmHg và tối đa là 120/81mmHg.
Thanh niên khoảng đầu 20 (20–24 tuổi)
Mức huyết áp thấp nhất, bình thường và cao nhất lần lượt là 108/75mmHg, 120/79mmHg và 132/83mmHg.
Huyết áp bình thường đối với thanh niên từ 25–29 tuổi
Các giá trị tối thiểu, trung bình và tối đa lần lượt gồm 109/76mmHg, 121/80 mmHg và 133/84 mmHg.
Người trưởng thành khoảng 30–34 tuổi
Những người này thường có chỉ số huyết áp dao động từ 110/77mmHg đến 134/85mmHg, giá trị trung bình là 122/81mmHg.
Người trưởng thành từ 35–39 tuổi
Chỉ số huyết áp bình thường theo tuổi của người từ 35-39 tuổi là 111/78 – 135/86mmHg.
Trung niên trong khoảng 40–44 tuổi có mức huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp bình thường là 125/83mmHg. Trong đó, mức tối thiểu là 112/79mmHg, tối đa 137/87mmHg.
Trung niên từ 45–49 tuổi
Giá trị trung bình, tối thiểu và tối đa lần lượt là 127/64mmHg, 115/80mmHg và 139/88mmHg.
Người cao tuổi (50–54)
Phạm vi lý tưởng của chỉ số huyết áp ở những người này là 116/81 – 142/89mmHg. Trong đó, giá trị trung bình là 129/85mmHg.
Người lớn tuổi (55–59)
Chỉ số huyết áp ở những người này thường rơi vào khoảng 118/82 – 144/90mmHg. Giá trị trung bình là 131/86mmHg.
Huyết áp của người già từ 60 tuổi trở lên bao nhiêu là bình thường?
Ở những người lớn tuổi như vậy, chỉ số huyết áp trung bình của họ là 134/87mmHg. Đồng thời, mức tối thiểu và tối đa lần lượt là 121/83mmHg và 147/91mmHg.
Chỉ số huyết áp khi nào cần phải điều trị?
Theo y khoa quy định, huyết áp đo được nhỏ hơn hoặc bằng 90/60 mmHg thì được gọi là huyết áp thấp, trong khi huyết áp cao là những trường hợp có chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên. Cả hai trường hợp huyết áp dù cao hay thấp đều có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó cần được điều trị kịp thời.
> Rối Loạn Tiền Đình Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Các yếu tố tác động tới chỉ số huyết áp
Huyết áp có sự thay đổi theo từng độ tuổi. Huyết áp càng rời xa các động mạch chủ thì càng giảm dần. Huyết áp đạt mức thấp nhất khi ở trong hệ tĩnh mạch. Chỉ số huyết áp sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Khi chúng ta vận động mạnh hay sau khi tập thể dục, nhịp tim đập nhanh hơn khiến cho chỉ số huyết áp có thể dâng cao. Trong một số trường hợp có thể gây huyết áp cao. Ngược lại, khi tim đập chậm lại, lực cơ tim nhẹ thì huyết áp có thể bị giảm xuống.
- Khi con người già đi, thành mạch máu mất đi sự đàn hồi hay lòng mạch hẹp lại tạo nên sức cản của mạch máu cũng là yếu tố làm thay đổi chỉ số huyết áp.
- Khi cơ thể bị thương, mất nhiều máu cũng khiến cho huyết áp giảm đi.
- Ăn uống các thức ăn quá mặn trong một thời gian dài khiến cho tăng thể tích máu. Đây cũng là nguyên do dẫn đến bệnh cao huyết áp.
- Tình trạng tâm lý thiếu ổn định như lo lắng, kích động mạnh cũng là những yếu tố khiến huyết áp có thể bị thay đổi.

Làm gì để duy trì huyết áp bình thường

Để chỉ số huyết áp ở mức bình thường, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Tập thể dục đều đặn
Vận động không chỉ giúp hỗ trợ loại bỏ các vấn đề về bệnh lý cơ xương khớp, xây dựng một thể hình đẹp, mà vận động thường xuyên còn giúp lượng máu lưu thông ổn định, duy trì huyết áp ở mức ổn định và duy trì sức khỏe tim mạch. Bạn nên dành từ 30-45 phút để tập luyện thể dục thể thao các môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, các trò chơi vận động khác,…
Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn nhiều rau xanh để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, D, E. Hạn chế ăn các đồ ăn nhiều chất béo, nhiều giàu mỡ, các đồ uống có cồn, có chất kích thích.
Không hút thuốc lá
Nếu bạn hút thuốc quá nhiều sẽ gây xơ vữa động mạch, tăng cao độ đậm trong máu, ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Cai thuốc lá càng sớm càng tốt cho tim mạch, huyết áp, đồng thời tránh các bệnh lý về phổi.
Cân bằng tâm lý
Tinh thần là yếu tố rất quan trọng. Nếu bạn thường xuyên lo lắng, tức giận, buồn phiền, stress sẽ làm tăng áp lực, tác động không tốt tới tim mạch, dễ khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy bạn cần giữ tinh thần ổn định, vui vẻ, lạc quan điều này sẽ giúp ích không chỉ cho chỉ số huyết áp bình thường mà còn giúp cơ thể bạn luôn được vui vẻ, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
Khi gặp bệnh lý về huyết áp như huyết áp thấp, huyết áp cao, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra lời khuyên, tư vấn về biện pháp điều trị, cách dùng thuốc sao cho hiệu quả, điều chỉnh thói quen, lối sống khoa học để bạn duy trì chỉ số huyết áp bình thường.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.