Đi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đó có thể là biểu hiện của chứng táo bón bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày, ung thư… Nào cũng VieMed.vn tìm hiểu Đi Ngoài Ra Máu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị ra sau nhé.
Hiện tượng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Đi ngoài ra máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là thâm đen. Biểu hiện của máu lẫn trong phân tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.
Đi ngoài ra máu có thể do táo bón và tự khỏi. Trường hợp này không nguy hiểm. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thể do một vài nguyên nhân khác nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân đi cầu ra máu là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu chủ yếu do vấn đề về hệ tiêu hóa. Tình trạng này gặp nhiều ở nam giới – Nhóm đối tượng có lối sống, sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học, nhậu nhẹt nhiều. Một số bệnh như táo bón, viêm đại tràng, ung thư đại tràng, bệnh trĩ… sẽ dẫn tới đi ngoài ra máu.
Đi cầu ra máu do bệnh trĩ
Có hơn 60% người có biểu hiện đi ngoài ra máu do bệnh trĩ. Và hệ quả dẫn tới trĩ là do táo bón. Nguyên nhân chủ yếu do những đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức gây chảy máu. Người mắc bệnh trĩ khi đai tiện khó khăn, việc rặn sẽ thấy có máu tươi chảy ra ngoài theo phân mà không lẫn vào phân. Với những người mắc trĩ độ 1, độ 2, máu sẽ chảy ít và không thường xuyên. Nhưng với những người bệnh nặng hơn, máu tươi chảy thành tia. Điều này có thể khiến người bệnh bị thiếu máu, vàng da, chóng mặt, suy nhược cơ thể.
Ngoài triệu chứng ra máu khi đi cầu, người bệnh trĩ còn gặp một số biểu hiện khác như: sa búi trĩ (búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn) và xuất hiện dịch nhờn quanh khu vực hậu môn. Những triệu chứng này gây sự vướng víu, ngứa ngáy và khó chịu.
>> Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Điều Trị
Đi ngoài ra máu do viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là sự bất ổn trong phần đại tràng do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra. Bệnh đại tràng dẫn đến các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, dị ứng với các loại mùi tanh, đồ sống… Lâu dần dẫn đến viêm loét do lớp lông nhung trong niêm mạc bị bào mòn, gây trơ và mỏng. Các khối phân khi di chuyển cọ xát gây ra các ổ viêm.
Người bệnh viêm loét đại tràng thường đi ngoài ra máu kèm dịch và mủ. Tiêu chảy phân lỏng trộn với máu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mệt mỏi kéo dài, giảm cân không rõ lý do, thiếu máu.

Đi ngoài ra máu do táo bón
Theo thống kê ở khoa hậu môn, trực tràng có tới 50% những người có biểu hiện đi ngoài ra máu có nguyên nhân từ bệnh táo bón kéo dài. Các khối phân khô cứng, vón thành cục lớn, phải rặn mạnh lúc đi cầu khiến ống hậu môn sưng đỏ, thậm chí rách hậu môn dẫn đến chảy máu. Máu thường có màu đỏ tươi, dính trên đầu phân.
Đi ngoài ra máu do bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn salmonella và shigella gây ra. Những vi khuẩn này lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân. Vi khuẩn kiết lỵ còn có thể lây nhiễm qua thức ăn bẩn hoặc nước uống nhiễm bẩn…
Kiết lỵ thường kéo dài trong 1 tuần với một số triệu chứng như:
- Tiêu chảy có máu và sủi bọt
- Khó khăn khi đại tiện
- Đau rát hậu môn
- Đau quặn bụng ở manh tràng dọc
- Đi tiểu nhiều lần ( 5 -10 lần/ngày)
- Sốt, mất nước
Nứt kẽ hậu môn
Bệnh thường gặp do khi bị táo bón người bệnh thường dặn làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau, chảy máu thành từng giọt. Có thể gây biến chứng lở loét, nhiễm khuẩn hậu môn
Polyp trực tràng
Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh polyp trực tràng. Vậy polyp trực tràng là gì?
Polyp trực tràng là niêm mạc trực tràng tăng trưởng nhanh của lớp niêm mạc ruột hình thành khối u lành tính. Khi đi ngoài lượng máu chảy ra theo từng đợt, có thể đau hoặc không đau. Nếu chữa trị không kịp thời sẽ gây biến chứng thành bệnh ung thư.

Viêm đại trực tràng
Viêm loét đại trực tràng do trực tràng và đại tràng bị viêm, các vết loét ban đầu nhỏ sau lan rộng lên phía trên khiến đi ngoài ra máu tươi. Khi đi ngoài máu thường kèm dịch nhầy hay mủ, đau bụng dưới, sốt, thiếu máu, giảm cân trầm trọng, mệt mỏi,…
Ung thư đại trực tràng
Khi đi ngoài máu màu đỏ tươi, có lớp dịch nhầy mùi hôi tanh phủ trên lớp phân; bụng đau, chướng bụng; đi tiểu buốt không tự chủ; luôn mệt mỏi, nôn, sụt cân,… Ung thư đại tràng gây tử vong cao nếu không điều trị sớm. Bệnh ở giai đoạn đầu dễ nhầm với trĩ.
Viêm dạ dày ruột
Bệnh xuất hiện do nhiễm khuẩn và có thể khiến phân có lẫn máu và các chất nhầy.
Sa trực tràng
Sa trực tràng gây nên tình trạng đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới.
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn tới đi cầu ra máu.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Quan hệ tình dục qua hậu môn có nhiều tác hại, một trong số đó làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn tới hiện tượng chảy máu
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác khiến đi ngoài ra máu tươi như nhồi máu do tắc mạch treo,…
Làm gì để hạn chế hiện tượng đi cầu ra máu tươi?
Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là tình trạng rất hay gặp và tùy theo từng mức độ bệnh mà lượng máu sẽ khác nhau. Để tránh nguy hiểm cho bản thân các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên rằng bạn đừng nên e ngại thêm nữa mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa làm các xét nghiệm cần thiết cũng như nội soi ống tiêu hóa để xác định kịp thời nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị kịp thời và thích hợp.
Để hạn chế tình trạng đại tiện máu tươi này:
– Vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
– Hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều, phải chăm chỉ vận động nhẹ nhàng.
– Ăn những thức ăn làm phân mềm như rau xanh, dưa chuột, táo, chuối tiêu, đu đủ…
– Không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.
– Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày).
– Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận.
– Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Đi cầu ra máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể tự hết khi ăn các thực phẩm có màu đỏ như tiết. Nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa. Do vậy, bạn không nên chủ quan trước tình trạng này.
Nếu gặp những vấn đề bất thường sau đây, bạn nên đi khám chữa kịp thời, tránh trường hợp bị viêm nhiễm, gây những biến chứng nguy hiểm:
- Đi cầu ra máu nhiều lần trong ngày (trên 3 ngày)
- Lượng máu mỗi lần đại tiện không thuyên giảm
- Đau, rát khó chịu nhiều ngày không đỡ
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
- Sốt cao, da dẻ xanh xao
- Điều trị tại nhà không có kết quả
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.