Đau ruột thừa là dấu hiệu cảnh báo ruột thừa đang có vấn đề, thường gặp nhất là viêm ruột thừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ruột thừa bệnh nhân có thể bị vỡ, nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, nhận biết ruột thừa đau bên nào là điều đầu tiên quyết định hiệu quả điều trị. Cùng VieMed.vn tìm hiểu nhé.
Ruột thừa nằm ở vị trí nào?
Ruột thừa là một bộ phận thuộc ống tiêu hóa của con người, gốc ruột thừa đổ vào manh tràng khoảng 3 cm dưới góc hồi manh tràng, nơi 3 dải cơ dọc hội tụ. Ruột thừa có hình dáng như một ngón tay, ở người trưởng thành dài khoảng 3 – 13 cm, đường kính lòng ruột thừa khoảng 0,5 – 1 cm.
Ruột thừa ở vị trí thường thấy nằm tại bụng dưới bên phải, tuy nhiên ruột thừa có mạc treo và rất di động nên có thể nằm ở nhiều vị trí khác, như giữa ổ bụng, vùng dưới gan phải, nằm giữa các quai ruột non hoặc hiếm hơn là nằm bên trái bụng dưới (trường hợp những người đảo ngược phủ tạng).

Đau ruột thừa là tình trạng gì?
Trong cơ thể, ruột thừa là một bộ phận có dạng hình túi, nhỏ như ngón tay cái, nằm về phía dưới bên phải của phần bụng. Ruột thừa có một đầu bịt kín, đầu còn lại thông với manh tràng (là đoạn đầu tiên của ruột già). Khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn bên trong ruột thừa, các chất thải đến ruột già dần bị tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây sưng viêm, nhiễm trùng. Hậu quả là gây ra bệnh lý viêm ruột thừa, mà triệu chứng điển hình là cơn đau ruột thừa.
Viêm ruột thừa không phải là bệnh hiếm gặp mà có thể xảy ra ở mọi đối tượng bất kể độ tuổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể, ảnh hưởng đến gần như mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết bệnh này thường không rõ ràng, nhất là trong giai đoạn đầu tiên của bệnh. Vì vậy, việc nhận biết ruột thừa đau bên nào mang ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm, để từ đó có thể điều trị hiệu quả.

Đau ruột thừa có nguy hiểm không?
Đau ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do một trong nhiều nguyên nhân hoặc do khối u gây ra. Chính vì vậy, viêm ruột thừa cũng là căn bệnh thường gặp nhất gây đau đớn chiếm đến 70% trong tổng các ca cấp cứu. Dưới đây VieMed.vn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về mức độ nguy hiểm khi đau ruột thừa và cách nhận biết đau ruột thừa bên nào trong ổ bụng.
Biến chứng của bệnh viêm ruột thừa
Đau ruột thừa do viêm ruột thừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không được chữa trị sớm hoặc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay giảm đau, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây viêm ở ruột thừa sẽ xâm nhập vào máu, biến chứng này tuy ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.
- Vỡ-thủng ruột thừa: Đa số người bị viêm ruột thừa sẽ gặp biến chứng này. Vỡ hay thủng ruột thừa gây ra áp xe xung quanh ruột thừa thậm chí là nhiễm trùng khắp màng bụng (lớp lót trong của ổ bụng và bộ phận vùng chậu).
- Bị tắc ruột: Khi ruột thừa bị viêm, các cơ thuộc thành ruột cũng ngừng hoạt động vì vậy mọi thành phần bên trong ruột bị tích tụ lại mà không được đẩy đi. Khi chứa quá nhiều dịch trong ruột, người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, buồn nôn. Biến chứng này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Như vậy, bênh viêm ruột thừa gây đau ruột thừa có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài có thể sẽ không lường được diễn biến phức tạp và không tránh được rủi ro cao nhất là tử vong.
Các triệu chứng của bệnh ruột thừa
Đau bụng kéo dài
Dấu hiệu nhận biết rằng có thể bạn đang bệnh ruột thừa chính là đau bụng kéo dài. Ruột thừa ( Đoạn đầu ruột già ) là bộ phận nhỏ nằm phía dưới bên mạn phải của bụng. Khi ruột bị tắc thì các chất thải trong ruột già tích tụ gây viêm nhiễm tạo ra triệu chứng đau khu vực từ rốn tới bụng. Và phần lớn hiện tượng đau bụng tăng lên theo thời gian từ 6-24 tiếng.

Khi bị đau ruột già nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày như đi bộ, ngồi làm việc, lái xe khi đi đường cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn khó chịu hơn.
Nếu bạn bị những cơn đau bụng kéo dài một cách thường xuyên thì cần phải đến ngay bệnh viện một cách sớm nhất để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh tình trạng biến chứng thành viêm ruột thừa cấp và mãn tính. Bệnh đau bụng do tình trạng viêm ruột thừa có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả người già và trẻ nhỏ.
Nôn ói kéo dài kèm theo đau bụng cồn cào
Khi xuất hiện triệu chứng nôn ói kèm theo đau bụng dưới bên phải kéo dài thì chắc chắn bạn đang bị viêm ruột thừa. Khi đau ruột thừa dẫn đến viêm ruột thừa thì bệnh nhân thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy….Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bệnh từ đó có thể dẫn đến viêm ruột thừa mãn tính.

Đau bàng quang thường xuyên khi đi tiểu
Theo một nghiên cứu mới nhất tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn thì đau bàng quang thường xuyên mỗi khi đi tiểu là dấu hiệu nhận biết rằng bệnh đau ruột thừa đang phát triển thành viêm ruột thừa và nặng hơn. Do quá trình viêm và nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến sự bài tiết gây ra hiện tượng đau bàng quang ( đi tiểu buốt ).

Hiện tượng chán ăn
Nếu bạn cảm thấy thường xuyên chán ăn thì bạn cũng đừng lo lắng vì có thể có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nếu bạn chán ăn kèm theo đó là những cơn đau bụng thì đây cũng là một hiện tượng về bệnh ruột thừa. Khi hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề do viêm nhiễm đường ruột từ đó sẽ dẫn đến đau bụng kèm hiện tượng chán ăn không muốn ăn đồ gì
Sốt nhẹ
Hầu hết những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột thừa đều bị nhiễm trùng do viêm khi đó cơ thể người bệnh thường có các dấu hiệu như: Lạnh tay chân, run nhẹ, sốt nhẹ từ 38-38,5*C….
Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu này bạn có thể đến ngay một số phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra một cách chắc chắn phòng ngừa các bệnh tiêu hóa đặc biệt là bệnh về ruột thừa. Vì khi bị đau viêm ruột thừa lúc đó cơ thể bệnh nhân sẽ giải phóng các chất hóa học để cảnh báo cũng như gửi tế bào tấn công đến hệ tiêu hóa cụ thể là đường ruột và sẽ xuất hiện cảm giác chân tay run, lạnh kèm theo sốt nhẹ…

Co cứng thành bụng
Bệnh đau ruột thừa có thể nhận biết qua việc thành bụng co cứng. Khi đau bụng tăng dần dẫn đến nguy cơ bệnh nhân bị vỡ ruột già từ đó gây hiện tượng co cứng bụng.
Thành bụng co cứng dấu hiệu nhận biết bệnh đau ruột thừa
Một số dấu hiệu khác của viêm ruột thừa
– Người bệnh có thể cảm thấy đau vùng thắt lưng phải, cơn đau này có thể lan xuống hông và đùi phải.
– Đi tiểu thường xuyên: ruột thừa viêm gây đau có thể kích thích đến bàng quang, khiến người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu.
– Bụng cồn cào kèm theo buồn nôn: thậm chí có những trường hợp còn ói mửa liên tục, khiến người bệnh nhanh chóng xuống sức.
– Run và sốt: bệnh nhân viêm ruột thừa thường hay có dấu hiệu sốt nhẹ, dao động từ 37,5 đến 38,5 độ C, ngoài ra còn kèm theo cảm giác run, ớn lạnh.

– Chán ăn, mệt mỏi: mệt mỏi và chán ăn thậm chí ăn vào là nôn cũng là một trong những biểu hiện thường thấy ở những bệnh nhân viêm ruột thừa.
– Thành bụng co cứng: đây là một biểu hiện mà rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn chúng là biểu hiện của đau dạ dày. Cơn đau của viêm ruột thừa sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn vùng bụng, khiến thành bụng người bệnh co cứng và chạm vào bất kì vị trí nào cũng gây đau.
Khi bị viêm ruột thừa, bất kỳ vận động nào cũng tạo áp lực lên thành bụng khiến người bệnh đau đớn và mất sức. Chính vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu của viêm ruột thừa. Đặc biệt là những cơn đau đến từ hố chậu phải của cơ thể. Cần đến ngay bệnh viện thăm khám và được can thiệp kịp thời.
Viêm ruột thừa xảy ra khi nào?
Viêm ruột thừa xảy ra khi tình trạng tắc nghẽn bên trong ruột thừa xuất hiện, các chất thải đến ruột già không thể bài tiết ra ngoài mà dần bị tích tụ trong ruột thừa, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Chính những vi khuẩn này là thủ phạm gây sưng viêm, nhiễm trùng…gây ra bệnh lý viêm ruột thừa mà điển hình là những cơn đau.
Viêm ruột thừa cách tốt nhất để điều trị là sử dụng phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa đang sưng viêm. Nếu trì hoãn việc can thiệp ngoại khoa, ruột thừa sẽ rất có thể sưng to, gây vỡ và tràn mủ ra toàn vùng bụng rất khó xử lý. Ngoài ra người bệnh cũng phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác như áp xe ruột thừa, đám quánh ruột thừa…
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, mổ nội soi cắt bỏ viêm ruột thừa được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” bởi những ưu điểm như an toàn, hiệu quả cao, vết mổ rất nhỏ nên ít đau, hồi phục nhanh chóng, đồng thời vết mổ nhỏ nên rất nhanh lành, đảm bảo cả về mặt thẩm mỹ – hầu như không để lại sẹo.
Chuẩn đoán bệnh đau ruột thừa
Thăm khám để đánh giá cơn đau của bệnh nhân: bác sĩ có thể nhẹ nhàng ấn vào chỗ đau. Khi đột ngột thả tay ấn ra, cảm giác đau do viêm ruột thừa thường tăng nhiều hơn, đây là dấu hiệu cho thấy phúc mạc vùng lân cận đã bị viêm. Bác sĩ cũng có thể thấy tình trạng gồng cứng bụng và khuynh hướng co cứng cơ thành bụng để phản ứng với lực ấn vào vùng ruột thừa bị viêm (phản ứng thành bụng)
Bác sĩ có thể dùng ngón tay đeo găng và chất bôi trơn để thăm khám trực tràng (thăm khám trực tràng bằng ngón tay). Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể được thăm khám vùng chậu để kiểm tra các vấn đề phụ khoa có thể là nguyên nhân gây đau bụng
Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu giúp bác sĩ kiểm tra số lượng bạch cầu cao, dấu hiệu của nhiễm trùng
Xét nghiệm nước tiểu: bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm nước tiểu để xác định đau bụng không phải do nhiễm trùng đường niệu hoặc do sỏi thận.
Chẩn đoán bằng hình ảnh: bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang bụng, siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT) để giúp xác định viêm ruột thừa hoặc phát hiện nguyên nhân khác gây đau bụng
Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp phổ biến và gần như là duy nhất. Nguyên nhân là vì viêm ruột thừa là tình trạng được xếp vào loại khẩn cấp, cần phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể là cuộc phẫu thuật hở được thực hiện bằng cách rạch da vùng bụng dài từ 5 đến 10 centimet (phẫu thuật mở bụng). Hoặc phẫu thuật thông qua một vài lỗ nhỏ ở thành bụng (phẫu thuật nội soi bụng). Trong quá trình phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, bác sĩ phẫu thuật đưa vào ổ bụng của bênh nhân một camera video hình ảnh và những thiết bị chuyên dùng để cắt bỏ ruột thừa.
Thông thường, phẫu thuật nội soi sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, vết thương ít đau và ít để lại sẹo. Phương pháp này có thể tốt hơn cho bệnh nhân cao tuổi hoặc béo phì. Tuy nhiên phẫu thuật nội soi không phải thích hợp cho tất cả mọi người. Một số trường hợp đặc biệt với ruột thừa bị vỡ và nhiễm trùng đã lan ra ngoài ruột thừa hoặc đã có áp xe, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật mở bụng để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng.
Bệnh nhân sẽ nằm viện hai hoặc ba ngày sau khi được phẫu thuật cắt ruột thừa.
Dẫn lưu áp xe trước khi phẫu thuật
Nếu ruột thừa bị vỡ và áp xe đã hình thành quanh ruột thừa, ống dẫn lưu sẽ được đặt thông qua thành bụng đến ổ áp xe để dẫn mủ ra ngoài.
Phẫu thuật cắt ruột thừa có thể được thực hiện sau, khi đã kiểm soát ổn định nhiễm trùng.
Trên đây là thông tin về bệnh đau ruột thừa bên nào, nếu còn thắc mắc gì hãy để lại phản hồi bên dưới nhé. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn.