Khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương viêm sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau một bên (trái hoặc phải) ở phía trước ngực rồi lan dọc theo mạn sườn ra đến phía sau cột sống lưng. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh liên sườn hay hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn có điểm nhận biết riêng. Cùng VieMed.vn tìm hiểu nhé.
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?
Hệ thống dây thần kinh liên sườn bao gồm các rễ dây thần kinh tủy ngực đoạn phía trước với chức năng chi phối da và cơ tại vùng ngực và bụng. Dây thần kinh liên sườn cùng với các mạch máu tại vùng này tạo thành những bó mạch cố định dưới mỗi xương sườn.
Khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương viêm sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau một bên (trái hoặc phải) ở phía trước ngực rồi lan dọc theo mạn sườn ra đến phía sau cột sống lưng. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh liên sườn hay hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn.
Đau dây thần kinh liên sườn thường xảy ra ở người trưởng thành, không phân biệt giới tính. Đối tượng phổ biến của chứng đau dây thần kinh liên sườn là những người lao động nặng, người chơi thể thao quá sức. Nếu không được can thiệp sớm và hiệu quả, đau dây thần kinh liên sườn sẽ gây đau dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hít thở và vận động của người bệnh.
Nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn
Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn như:
- Thoái hóa cột sống: Đau ê ẩm, không cấp tính và kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực khi vận động và ngay cả lúc nghỉ. Thường gặp ở người cao tuổi, ấn vào điểm cạnh sống hai bên, người bệnh thấy tức nhẹ và dễ chịu.
- Bệnh lý tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh và u ngoại tủy. Bệnh nhân có cảm giác đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn
- Nhiễm khuẩn: Thường gặp ở dây thần kinh liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát bằng đau rát một mảng sườn. Một hai ngày sau đó, xuất hiện các mụn nước, xu hướng lan rộng. Người bệnh thấy ngứa và đau rát, khó chịu khi cọ xát.
- Một số nguyên nhân khác như: chấn thương cột sống, nhiễm độc, đái tháo đường, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm đa dây thần kinh ít gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn,…
Ngoài ra, một số trường hợp không rõ nguyên nhân đau thần kinh liên sườn gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát: bệnh nhân có thể đau một bên hoặc hai bên ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống-bả vai, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước. Tính chất đau âm ỉ, đau khi hít thở sâu và thay đổi tư thế, hắt hơi, ho. Thường được chẩn đoán nhầm với những bệnh lý của phổi.
> Xem thêm:
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên trên lâm sàng
Biểu hiện nổi bật của đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng. Một số trường hợp được người bệnh mô tả với cảm giác tức ngực, đau ngực, sau lan ra theo đường đi các dây thần kinh liên sườn đến vùng cạnh sống. Tuy nhiên, người bệnh còn phải gặp phải nhiều dấu hiệu khác, đa dạng tùy thuộc vào bệnh lý trực tiếp gây đau. Một số bối cảnh bệnh lý thường gặp như:
Thoái hoá cột sống ngực
Đau dây thần kinh liên sườn do nguyên nhân này thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi. Người bệnh cảm giác đau âm ỉ vùng cột sống, đau tăng khi cử động và khi ấn vào giữa cột sống.
Ung thư cột sống ngực hoặc lao cột sống
Khác với thoái hoá, lao hoặc ung thư cột sống gây đau dữ dội hơn và cục bộ ở đoạn cột sống tương ứng, lan sang hai bên sườn. Triệu chứng đau xuất hiện liên tục kèm theo biến dạng cột sống và các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, sụt cân, mệt mỏi nhiều.
Bệnh lý tủy sống
Một số bệnh lý tủy sống cũng có thể gây đau dây thần kinh liên sườn như u tủy và u rễ thần kinh. Đau thường chỉ khu trú ở vùng tuỷ có bệnh lý, một bên và lan dọc bên sườn theo kiểu vòng đai. Triệu chứng khá mơ hồ khi thăm khám cột sống.
Chấn thương cột sống
Sau một chấn thương cột sống hoặc sau một vận động sai tư thế với cường độ mạnh bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau dọc khung xương sườn kèm theo vị trí cột sống bị tổn thương.
Đau dây thần kinh liên sườn do zona
Đây là nguyên nhân nhiễm khuẩn thường gặp nhất gây đau dây thần kinh liên sườn. Người bệnh cảm giác đau kiểu bỏng rát nhiều vùng da tương ứng theo khoanh tủy trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều hơn khi tiếp xúc với áo quần hoặc khi chạm vào. Một vài ngày sau, các mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ bắt đầu xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, sau khoảng một tuần mụn nước sẽ bong vảy và có thể để lại sẹo. Biểu hiện toàn thân thấy được ở người bệnh trong giai đoạn này là sốt nhẹ, mệt mỏi. Triệu chứng đau có thể kéo dài dai dẳng sau khi các mụn nước biến mất, thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.

Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát
Phân nhóm này chỉ những trường hợp không có nguyên nhân thực thể gây bệnh. Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát thường do thời tiết quá lạnh hoặc sau một vận động quá tầm. Đau khu trú ở vùng cạnh sống hoặc bả vai lan dọc theo khung sườn tương ứng với đường đi của dây thần kinh liên sườn. Đặc điểm đau bao gồm âm ỉ liên tục, đau khi thay đổi tư thế hoặc khi hít thở sâu.
Một số nguyên nhân toàn thân gây đau dây thần kinh liên sườn khác: đái tháo đường, viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh, nhiễm độc,… Bệnh nhân thường phải trải qua các triệu chứng của bệnh lý nền trước sau đó mới xuất hiện dấu hiệu đau lan dọc khung xương sườn theo đường đi của các dây thần kinh liên sườn.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn?
Bác sĩ sẽ xem qua bệnh sử và tiến hành khám kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ phát hiện loại trừ các bệnh tim, phổi và bệnh nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện:
- Chụp X-quang: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như các bệnh lý cột sống, đĩa đệm và tủy sống như thoái hóa, lồi và thoát vị đĩa đệm, u tủy sống và các bệnh lý tủy sống, chấn thương cột sống, viêm nhiễm như viêm cột sống, đĩa đệm nhiễm trùng, lao cột sống.
- Xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: ure, creatinin, AST, ALT.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau dây thần kinh liên sườn?
Trước hết, bạn cần điều trị nguyên nhân gây đau. Nếu đau dây thần kinh liên sườn tiên phát, bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị bằng các thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac
- Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin
- Thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm. Thuốc chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không dùng thuốc này.
- Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên dùng các loại vitamin này theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định phong bế cạnh cột sống.
Khi nào nên tới gặp bác sĩ?
Thông thường những cơn đau do dây thần kinh liên sườn gây nên thường xảy ra âm ỉ. Tuy nhiên khi gặp những biểu hiện này bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
- Các cơn đau dữ dội và suy nhược khiến khó thở.
- Đau lồng ngực hoặc đau vùng ngực
Ngoài ra bạn nên chú ý thêm những triệu chứng dưới đây:
- Đau ngực hoặc đau xương sườn lan sang cánh tay trái, hàm, vai hoặc lưng
- Tức ngực, áp lực lên ngực lớn, ngực bị thắt chặt
- Ho ra chất nhầy màu vàng xanh
- Tim đập nhanh
- Khó thở, không thể hít thở, đau ngực dữ dội khi thở hoặc ho
- Đau bụng dữ dội
- Có biểu hiện nhầm lẫn, chóng mặt, thậm chí bất tỉnh, không phản ứng.
Điều trị đau dây thần kinh liên sườn như thế nào?
Nguyên tắc điều trị đối với bệnh đau dây thần kinh liên sườn, tốt nhất là điều trị nguyên nhân (thoái hóa cột sống lưng, lao cột sống, chấn thương cột sống…).
Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân, chủ yếu là giải quyết điều trị triệu chứng.
Thuốc trị đau thần kinh liên sườn theo Tây y

Để trả lời được câu hỏi đau thần kinh liên sườn uống thuốc gì nhanh khỏi, bạn cần điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu xuất phát từ nguyên nhân tiên phát, bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị bằng các thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường như: Paracetamol, Diclofenac;
- Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm Gabapentin;
- Thuốc giãn cơ như: Eperison dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không nên dùng thuốc này.
- Vitamin nhóm B như: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin.
Tuy vậy, dùng bất kì loại thuốc gì là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra như: rối loạn tiêu hoá, gây độc đến gan thận, viêm hoặc loét dạ dày…
Thuốc Đông y trị đau thần kinh liên sườn
– Sử dụng bài thuốc Tiêu dao tán gia giảm
- Nguyên liệu: Sài hồ 40g, Đương qui 40g, Bạch thược 40g, Hương Phụ 40g, Phục linh 40g, Cam thảo 20g
- Cách thực hiện: Tán bột, mỗi ngày uống 15-20g
- Công dụng: Giúp chữa đau thần kinh liên sườn do can khí uất kết.
– Bài thuốc dùng phòng phong, khương hoạt
- Nguyên liệu: Quế chi 8g, bạch chỉ 8g, phòng phong 12g, khương hoạt 10g, thanh bì 6g, uất kim 8g, chỉ xác 8g, xuyên khung 8g, đan sâm 12g
- Cách thực hiện: tương tự với bài thuốc tiêu dao tán gia giảm.
- Công dụng: Giúp chữa đau thần kinh liên sườn do lạnh, khu tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc.
Điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt
- Châm các huyệt a thị: vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, vùng nách giữa (nơi thần kinh đi qua) và điểm đau nhất. Có thể châm huyệt Nội quan, Dương lăng tuyền.
- Xoa bóp: Miết dọc theo liên sườn, ấn day vùn rễ nơi thần kinh xuất phát.
Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị đau thần kinh liên sườn
- Cây rau má: Xay khoảng 100g rau má với 1 lít nước sau đó lọc lấy nước uống. Dùng bã rau má đem sao vàng với rượu hoặc muối để chườm trực tiếp lên vùng đau nhức.
- Cây cỏ xước: Cỏ xước 20g, ý dĩ 20g, lá lốt 16g, đỗ trọng 16g, 12g lá thông, thiên niên kiện, tô mộc, củ ráy khô, ngải cứu và cẩu tích. Sắc tất cả nguyên liệu trên với 1 lít nước đến khi còn 2/3 ấm lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
- Lá lốt: Sắc 200g lá lốt tươi với 1 lít nước. Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần. Hoặc bạn cũng có thể thái nhỏ lá lốt sau đó đem sao vàng với rượu hoặc muối, đắp trực tiếp lên vị trí đau.
- Giá đỗ: 100g giá đỗ nấu cùng 1 lít nước sau đó lấy nước uống, giá dùng nấu canh sườn non hoặc chân giò để bồi bổ chức năng khớp.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.