Bệnh trầm cảm là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Bệnh được chia làm nhiều mức độ khác nhau, trong đó trầm cảm mức độ nhẹ có thể được nhận biết sớm để kịp thời cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.
Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.
Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.
Triệu chứng của bệnh trầm cảm
Mọi người gặp phải trầm cảm theo nhiều cách khác nhau. Một vài người có thể có những triệu chứng kinh điển, như buồn bã và tuyệt vọng. Người khác có thể có các dấu hiệu mà quý vị không nghĩ là trầm cảm, như là mệt mỏi quá độ hoặc cáu bẳn. Loại và mức độ triệu chứng thay đổi theo cá nhân và có thể thay đổi theo thời gian. Cân nhắc những triệu chứng trầm cảm thường gặp này. Bạn đã trải qua bất cứ triệu chứng nào sau đây lâu hơn hai tuần chưa?
- Cảm thấy buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọng
- Thay đổi thói quen ăn uống—sụt cân và không muốn ăn hoặc thèm ăn kèm tăng cân
- Thay đổi giấc ngủ—ngủ quá nhiều hoặc không đủ
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn để có động lực làm việc gì
- Mất hứng thú với những người và/hoặc những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho bạn
- Cảm thấy chai sạn
- Dễ bị kích động hay nổi nóng
- Cảm thấy mình làm gì cũng không đủ tốt
- Tăng việc tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc chất gây nghiện
- Dành quá nhiều thời gian trên Internet
- Gặp khó khăn trong tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch—cứ như đầu bạn bị phủ sương mù
- Thờ ơ với sức khỏe thể chất và vẻ bề ngoài của bạn
- Nghĩ đến việc trốn chạy, hoặc đào thoát khỏi hoàn cảnh
- Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình
- Những triệu chứng về thể chất liên tục không đáp ứng điều trị, như là đau đầu, rối loạn tiêu hóa, và đau cổ và lưng mạn tính
Nguyên nhân gây trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể kể đến như:
- Di truyền: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.
- Chất dẫn truyền thần kinh: theo một số nghiên cứu, chất dẫn truyền thần kinh trong não người mắc bệnh trầm cảm có sự khác biệt so với người khỏe mạnh bình thường.
- Stress: người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
Trầm cảm không tự biến mất nếu không điều trị
Nếu không được điều trị, các triệu chứng trầm cảm tiếp tục trong nhiều tuần hoặc vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Người mắc trầm cảm sẽ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống hàng ngày, thậm chí dẫn đến ý muốn tự tử. Điều quan trọng, hãy để người bệnh trầm cảm được nói và được lắng nghe, cho họ cơ hội để nói về nỗi buồn, những khó khăn của bản thân.
Phương pháp khắc phục trầm cảm
Thông qua dấu hiệu trầm cảm và kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp như: sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý hay các phương pháp khác,… Bên cạnh đó, mỗi cá nhân và gia đình người bệnh nên cải thiện lối sống cho đối tượng trầm cảm thông qua những biện pháp như:
Rèn luyện thể dục thể thể thao
Bệnh nhân nên tiến hành tập luyện một số bài tập đơn giản như: Yoga, đi bộ, bơi lội,… Với khoảng thời gian 30 phút mỗi ngày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Lý giải về phương pháp điều trị này, các nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình tập luyện sẽ giúp sản sinh ra Endorphin – được xem là chất dẫn truyền thần kinh. Lượng Endorphin tiết ra giúp cải thiện tâm trạng, giảm các cơn đau thông thường, từ đó não bộ hoạt động tích cực hơn.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không có tác dụng điều trị dứt điểm vấn đề trầm cảm, tuy nhiên chúng góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe trong và sau điều trị. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bệnh nhân giảm cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 và Axit Folic.
Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng
Mỗi bệnh nhân nên thiết lập lối sống lạc quan, ngủ đủ giấc, tránh tình trạng thức khuya. Bên cạnh đó, nên loại bỏ hay hạn chế các thiết bị như: tivi, điện thoại, máy tính,… Ra khỏi phòng ngủ.
Cải thiện tâm trạng bằng các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp sẽ giúp mỗi cá nhân xây dựng cảm giác tận hưởng cuộc sống, hình thành tâm trạng vui vẻ, tích cực hơn.
