Đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý vùng chậu và ổ bụng. Biểu hiện của các cơn đau bụng cũng đa dạng, vì vậy cần chú ý để cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ nhằm đạt hiệu quả cao trong phát hiện và điều trị bệnh. Nào cùng VieMed.vn tìm hiểu về đau bụng dưới bên phải là bệnh gì nhé.
Đau bụng dưới bên phải liên quan tới bộ phận cơ thể nào?
Vùng bụng được chia làm 9 phần:
- Thượng vị: Gồm thuỳ trái gan, một phần mặt trước dạ dày, tâm vị, môn vị, mạc nối gan dạ dày, tá tràng, tụy, đoạn đầu động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.
- Hạ sườn phải: Gồm thuỳ phải gan, túi mật, góc đại tràng phải, tuyến thượng thận phải, cực trên thận phải.
- Hạ sườn trái: Gồm lách, dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái và cực trên thận trái.
- Vùng quanh rốn: Gồm mạc nối lớn, đại tràng ngang, ruột non, mạc treo ruột, hạch mạc treo ruột, niệu quản hai bên, động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.
- Vùng hông phải (mạng mỡ phải): Gồm đại tràng lên, ruột non, thận phải.
- Vùng hông trái (mạng mỡ trái): Gồm đại tràng xuống, ruột non, thận trái.
- Hạ vị: Gồm mạc nối lớn, ruột non, bàng quang, đoạn cuối niệu quản, vòi trứng, dây chằng rộng, dây chằng tròn, động tĩnh mạch tử cung.
- Hố chậu phải: Gồm có manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng phải.
- Hố chậu trái: Gồm có ruột non, buồng trứng trái, đại tràng Sigma.
Đau vùng chậu (bụng dưới) bên phải là đau vùng hố chậu phải. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí có bệnh còn đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân đau bụng bên phải
Đau bụng bên phải phía trên
Nếu bạn thường xuyên có cơn đau quặn xuất hiện ở vùng bụng bên phải phía trên thì cần thăm khám ngay bởi cơn đau tại vị trí này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng sau:
Bệnh ở gan
Đau bụng bên phải có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh viêm gan hay nghiêm trọng hơn là ung thư gan. Cơn đau do các bệnh lý về gan thường nhẹ, âm ỉ tại ổ bụng phải. Trường hợp bệnh nặng có thể kèm một số triệu chứng khác như sụt cân không rõ nguyên nhân, vàng mắt, vàng da, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, suy nhược.

Tắc – nhiễm trùng ống mật, túi mật
Tình trạng tắc – nhiễm trùng ống mật, túi mật thường xuất hiện đồng thời với biểu hiện đau quặn, đau nhói tại vùng bụng bên phải, đau chấn thủy. Cơn đau sẽ xuất hiện từng đợt, mỗi đợt tái phát đều nghiêm trọng và dữ dội hơn đợt trước.
Những dấu hiệu giúp nhận biết nhiễm trùng ống mật, túi mật:
– Rối loạn tiêu hóa
– Thở nhanh, đánh trống ngực
– Đau bụng bên phải
– Sốt
Dấu hiệu nhận biết tắc ống mật, túi mật:
– Phân thải ra có màu bạc
– Kết mạc mắt vàng
– Da vàng sẫm
– Nước tiểu có màu vàng như trà đặc
– Ngứa da
– Đau dưới sườn phải (vùng bụng trên bên phải) kèm buồn nôn, nôn ói, sốt.
>> Xem thêm : Đau Ruột Thừa Bên Nào? Đau Ruột Thừa Có Nguy Hiểm Không
Đau ruột già
Bị đau ruột già sẽ có cảm giác trướng bụng, một phần của ruột già cuộn lại, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón. Người bệnh sẽ bớt cảm giác khó chịu, nhẹ bụng hơn sau khi trung tiện.

Đau thận phải
Đau lưng bên phải tiến triển và lan rộng đến vùng bụng là dấu hiệu cảnh báo chứng đau thận phải. Người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị bởi tình trạng này có thể là triệu chứng một số bệnh lý nghiêm trọng gồm sỏi thận, viêm bể thận…
Đau bụng bên phải phía dưới
Viêm ruột thừa
Đau bụng quanh rốn, đau bụng bên phải phía dưới là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm bệnh viêm ruột thừa. Đây là bệnh lý cần được điều trị y tế ngay lập tức dự phòng tình trạng vỡ ruột thừa dẫn đến tử vong.
Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh viêm ruột thừa:
– Đau âm ỉ tại vùng bụng quanh rốn, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng và nặng nề hơn về các đợt sau.
– Đau thắt, đau nhói khi vận động mạnh, ho kèm theo biểu hiệu sốt.
– Cảm giác đau nhói quanh rốn hoặc đau nhói, quặn thắt tại vùng bụng bên phải phía dưới.
– Cảm giác buồn nôn, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, phình bụng.

Bệnh viêm đại tràng
Nếu cơn đau bụng xuất phát ở bên phải, phía dưới thì có thể tổn thương tồn tại ở gần manh tràng. Ngoài tình trạng đau nhói ở bụng dưới bên phải, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu sau:
– Mệt mỏi, suy nhược, ăn ngủ kém
– Suy giảm trí nhớ, sốt, hay cáu giận
– Rối loạn đại tiện, đau hậu môn sau khi đi ngoài
– Đi ngoài phân có máu
– Ấn tay vào hố chậu phát ra tiếng óc ách, đau khi ấn dọc khung đại tràng.
Viêm bàng quang
Một trong những triệu chứng của viêm bàng quang là hình thành cơn đau bụng bên phải phía dưới. Ngoài ra, bệnh viêm bàng quang cũng có những dấu hiệu sau:
–Tiểu buốt, nước tiểu có mủ ở cuối bãi, tiểu máu
– Đau nhẹ vùng trên khớp mu, bên phải bụng phía dưới khi bàng quang có dấu hiệu căng.
– Đối với phụ nữ cơn đau có thể lan rộng sang âm hộ, niệu đạo. Khi tiểu xong, cảm giác đau thường giảm hoặc hết.
– Tiểu nhiều lần trong ngày, sốt.
Ở nữ giới, đau bụng dưới bên phải là triệu chứng của một số bệnh lý như
– Đau bụng kinh: Cơn đau xuất phát từ bụng dưới bên phải trong hoặc trước thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây là hiện tượng này hết sức bình thường.
– Mang thai ngoài tử cung: Cơn đau dữ dội và nghiêm trọng xảy ra ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể xuất hiện ở bên phải hoặc bên trái bụng.
– Viêm ống dẫn trứng: Viêm ống dẫn trứng khiến bệnh nhân bị đau tại bụng dưới bên phải. Cơn đau sẽ trở nên nặng nề hơn khi giao hợp.
– U nang buồng trứng: U nang buồng trứng phải sẽ gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên phải hoặc đau bên trái khi bị u nang buồng trứng trái.

– Lạc nội mạc tử cung: Trong thời kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng xuất hiện là do bệnh lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân của tình trạng này là do các tế bào trong tử cung di chuyển và lạc ra ngoài, bám bên ngoài tử cung nhưng vẫn phát triển, khiến máu kinh ra nhiều, bụng đau dữ dội.
– U xơ tử cung: Đau tức vùng bụng dưới âm ỉ, máu kinh ra nhiều và rối loạn kinh nguyệt là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh u xơ tử cung. Những u xơ này lành tính và hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong tử cung.
– Ung thư buồng trứng: Ung thư buồng trứng khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng dưới bên phải hoặc trái, đau dữ dội, có nguy cơ cao cắt bỏ buồng trứng.
– Viêm vùng chậu: Cơn đau bụng dưới bên phải có thể xuất hiện do viêm vùng chậu hoặc viêm nhiễm một số cơ quan sinh dục khác như tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
>> Đáng xem: Cách Chăm Sóc Da Dầu Hiệu Quả Chuẩn Khoa Học
Ở nam giới, đau bụng phải có thể là dấu hiệu của các bệnh như
Xoắn tinh hoàn: Cơn đau lưng xảy ra khi tinh hoàn xoay chuyển hoặc xoắn thừng tinh, làm giảm lưu lượng máu tới tinh hoàn dẫn đến đau đột ngột và sưng ở bìu. Tình trạng này cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng.
Thoát vị bẹn: Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần của ruột hoặc mỡ mạc treo xuyên qua khu vực yếu của thành bụng đến hai bên của ống bẹn, tạo ra một chỗ phình. Ở nam giới thường gặp nhiều nhất gần khu vực chậu ở một bên hoặc cả hai bên.

Các triệu chứng người bệnh gặp thoát vị bẹn thường gặp phải: Đau, rát, có tiếng sôi bụng ở chỗ phình; đau nhói khi nâng vật nặng, ho, vặn mình hoặc tập thể dục… Những trường hợp này bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật.
Do đâu phụ nữ thỉnh thoảng bị đau nhói bụng dưới bên phải?
Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ giới thường nghiêm trọng hơn và cần chăm sóc y tế. Cơn đau bụng không chỉ xảy ra ở phía dưới bên phải mà còn có thể phát triển ở bên trái.
Bị đau âm ỉ vùng bụng dưới bên phải do kinh nguyệt
Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến có thể xảy ra trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Thực tế, triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả hai bên của khu vực bụng dưới, nơi tử cung co thắt để làm bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra.
Lạc nội mạc tử cung
Đau bụng kinh thường là triệu chứng phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt, nhưng đôi khi triệu chứng đau nhói bụng dưới này cũng có thể được gây ra bởi vấn đề tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng gây đau đớn mãn tính đối với nhiều phụ nữ và có khả năng dẫn đến vô sinh. Nếu bạn nghi ngờ lạc nội mạc tử cung là lý do khiến bạn đau bụng dưới bên phải, bạn hãy đi khám bác sĩ, điều trị càng sớm sẽ càng ít biến chứng.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng được tìm thấy bên trên hoặc bên trong buồng trứng. Hầu hết các u nang không gây đau đớn hoặc khó chịu và có thể tự biến mất. Tuy nhiên trong một số trường hợp u nang buồng trứng lớn, đặc biệt là nếu u bị vỡ, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng do vỡ u nang buồng trứng bao gồm đau âm ỉ hoặc đau nhói bụng dưới, đầy hơi, chướng bụng.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra khi trứng được thụ tinh nằm bên ngoài tử cung, chẳng hạn như trong một trong các ống dẫn trứng. Tình trạng này có thể gây đau bụng dưới bên phải và các triệu chứng khác.
Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục có thể gây đau nói bụng dưới. Các triệu chứng thường nhẹ và không xảy ra thường xuyên.
Xoắn buồng trứng
Xoắn buồng trứng là tình trạng xảy ra khi buồng trứng hay ống dẫn trứng bị xoắn, cắt đứt nguồn cung cấp máu của cơ quan. Tình trạng có thể gây ra cơn đau bụng dưới nghiêm trọng. Thông thường cách xử lý là phẫu thuật để cắt bỏ buồng trứng.
Đau bụng bên phải – Khi nào đến gặp bác sĩ?
Đau bụng bên phải là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong trường hợp đau bụng kèm theo các triệu chứng không thuyên giảm hoặc đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, không rõ nguyên nhân đau, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế thăm khám kịp thời để phát hiện và điều trị.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tới kiểm tra ngay lập tức nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường:
- Các cơn đau dữ dội, tần suất nhiều hơn và kéo dài trên 24 tiếng đồng hồ.
- Da chuyển sang vàng, vàng mắt.
- Rối loạn hình thức phân, phân nhạt màu, nước tiểu có màu đậm.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Nôn ra máu, chân tay lạnh, mạch yếu, tụt huyết áp
- Khó thở, rùng mình…
Điều trị bệnh đao bụng dưới bên phải
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây nên đau bụng bên phải mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị.
Điều trị y tế
Với những bệnh lý nguy hiểm về nhiễm trùng, liên quan tới cơ quan sinh sản, bệnh về gan, mật, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn chữa bệnh như các loại giảm đau, điều trị khác nhau.
Đối với những trường hợp cấp thiết như mang thai ngoài tử cung, đau ruột thừa, u nang buồn trứng, sỏi thận…. Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định.
Cách giảm đau bụng bên phải tại nhà
Đối với những bệnh lý liên quan tới hệ thống tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để làm giảm các triệu chứng.
Trường hợp những cơn đau phát sinh ở mức độ nhẹ, không kèm theo những triệu chứng đau quặn thắt, chảy máu, người bệnh có thể làm dịu cơn đau bằng một số biện pháp như:

Uống đủ nước:
Nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể vận hành trơn tru, tránh làm giảm chức năng của các bộ phận.
Nếu đau bụng, bạn có thể giảm đau bằng cách uống nước ấm.
Chườm nóng:
Chỉ với túi chườm nóng hoặc chai nước ấm, khăn ấm lăn đều trên bụng trong khoảng 15 phút sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả.
Nghỉ ngơi đầy đủ:
Nên hạn chế vận động mạnh hay di chuyển nhiều sẽ làm các cơn đau dữ dội hơn.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân khi đau bụng dưới bên phải
- Không được tự ý dùng thuốc khi không xác định được nguyên nhân và không có sự tư vấn của bác sĩ.
- Đi khám bác sĩ để tiến hành xét nghiệm siêu âm, chụp chiếu, nội soi trực tràng hay chụp khung đại tràng.
- Cần phải tiến hành phẫu thuật gấp nếu đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa hoặc chửa ngoài tử cung hay u nang buồng trứng.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VieMed.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.