VietNam Medical
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
No Result
View All Result
VietNam Medical
No Result
View All Result
Home Tin Tức Y Khoa

Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung HPV

Hoa Sen by Hoa Sen
25/03/2021
in Tin Tức Y Khoa
0
Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung HPV

Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung HPV

0
SHARES
6
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 15-44 tuổi. 95% Trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều liên quan đến virus HPV với tỷ lệ tử vong cao. Trước thực trạng trên, việc tầm soát xét nghiệm virus HPV và tiêm phòng ung thư cổ tử cung là vô cùng cần thiết đối với các chị em phụ nữ.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Virus HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân quan trọng gây Ung thư cổ tử cung. Đây là loại virus chủ yếu lây qua đường tình dục, ngoài ra còn lây truyền qua tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm như quần áo dùng chung, dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ chơi tình dục….

Ở Việt Nam mỗi năm có 6000 ca mắc ung thư vú và ung thư cổ tử cung với tỉ lệ tử vong chiếm 50%. Cả 2 loại ung thư này nếu dự phòng phát hiện sớm thì sẽ có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn. Cho đến nay, tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung được xem là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ giới
Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Vắn xin HPV là gì?

HPV (Human Papilloma Virus) – nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung, là loại virus gây u ở người, lây nhiễm qua đường tiếp xúc, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con và có thể tồn tại trong cơ thể người thời gian rất lâu trước khi phát triển thành bệnh. Hiện có hơn 100 tuýp HPV, trong đó các tuýp 16,18 có nguy cơ sinh ung thư cao nhất. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên để giảm tỷ lệ mắc bệnh chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm ngừa vacxin.

Vắc-xin HPV được đánh giá là an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ phụ nữ tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV typ 16 và 18, hai typ chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Đặc điểm của các bệnh ung thư nếu để lâu thì càng khó chữa trị nên bác sĩ khuyến cáo trẻ em gái từ 9 tuổi nên tiêm ngừa để đảm bảo được bảo vệ trước khi có khả năng nhiễm loại virus này.

Tiêm HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất
Tiêm HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

>> Xem ngay: Viêm tuyến tiền liệt là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Có mấy loại vắc xin HPV?

Hiện có 2 loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). 2 Loại vắc xin này đã được chấp thuận là an toàn và hiệu quả, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.

Các đặc tính của 2 loại vắc xin này được thể hiện trong bảng dưới đây:

Loại vắc xin

Gardasil

Cervarix

Chủng phòng ngừa 4 loại HPV type 6, 11, 16 và 18 2 loại HPV type 16 và 18
Đối tượng tiêm ngừa Nữ giới từ 9 – 26 tuổi Nữ giới từ 10 – 25 tuổi
Công dụng Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn và mụn cóc sinh dục. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung (ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung).
Cách dùng
  • Tiêm bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vùng trước bên của phía trên đùi, không được tiêm vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
  • Vắc xin được dùng nguyên dạng, đơn liều 0,5ml.
  • Lắc kỹ lọ trước khi tiêm, sau khi lắc vắc xin là dịch đục màu trắng.
  • Vắc xin cần được tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi.
Lịch tiêm Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin, cần tiêm đủ liều và đúng lịch. Trường hợp để muộn so với lịch tiêm nên tiêm mũi bổ sung tiếp theo, không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu, nhưng thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm không được quá 2 năm.

Top 20 Loại Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe Con Người

Top 18 Loại Thực Phẩm Giàu Protein Mà Bạn Nên Dùng

Cách lây truyền HPV?

HPV là loại vi-rút lây truyền qua quan hệ tình dục và ngay cả khi chỉ tiếp xúc ngoài da cũng đã có thể lây nhiễm. Vì vậy, hầu như bất cứ phụ nữ nào có sinh hoạt tình dục đều có thể nhiễm HPV. Nguy cơ lây nhiễm HPV bắt đầu từ lần quan hệ tình dục đầu tiên và kéo dài suốt cuộc đời. Người ta ước tính rằng có đến 80% phụ nữ có hoạt động tình dục, không kể tuổi tác, sẽ có 1 đợt nhiễm HPV trong đời. Nói cách khác, trong suốt cuộc đời mình, mọi phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều có nguy cơ mắc phải loại vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung.

HPV vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết

Triệu chứng nhiễm HPV?

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không gây triệu chứng gì và có thể tự khỏi sau đó vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm HPV týp nguy cơ cao có thể tồn tại lâu dài, làm biến đổi tế bào cổ tử cung một cách bất thường, không kiểm soát, gây ra các tổn thương từ mức độ thấp và cao rồi tiến triển dần thành ung thư. Tiến trình này có thể mất hơn 10 năm.

Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.

Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Phụ nữ tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm, khả năng đáp ứng miễn dịch càng cao
Phụ nữ tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm, khả năng đáp ứng miễn dịch càng cao

Các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…).

Các khuyến cáo về việc tiêm vắc-xin

Tại Việt Nam, việc tiêm vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo ở những bé gái và phụ nữ 9,10-25,26 tuổi đã hoặc chưa có quan hệ quan hệ tình dục. Ở một số quốc gia, việc tiêm vắc-xin HPV cũng được khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Những ai NÊN và KHÔNG NÊN chích ngừa HPV?

Vắc-xin HPV bao gồm 3 mũi, thường được tiêm trong khoảng thời gian 6 tháng. Điều quan trọng là đối tượng cần được tiêm đầy đủ cả ba mũi vắc-xin mới có thể được bảo vệ chống lại tình trạng nhiễm HPV.

Các vắc-xin ngừa HPV hiện tại không giúp bảo vệ chống lại tất cả các tuýp HPV gây ra ung thư. Chúng cũng không có bất cứ tác dụng nào lên tình trạng nhiễm HPV xuất hiện trước khi tiêm vắc-xin. Do đó, việc làm phiến đồ âm đạo được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ có hoạt động tình dục, thậm chí khi họ đã có tiêm phòng vắc-xin.

Chủng ngừa vắc-xin song song với tầm soát bằng phiến đồ âm đạo là biện pháp hữu hiệu để ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin. Vui lòng thảo luận với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về những vấn đề bạn quan tâm và thông báo cho họ biết nếu bạn hoặc người thân của bạn xuất hiện các triệu chứng của các tác dụng phụ vì trong nhiều trường hợp có thể phải cần điều trị.

Biểu Hiện Cảnh Báo Sớm Ung Thư Đại Tràng

Hóa Trị Là Gì? Cách Hạn Chế Tác Dụng Phụ Khi Hóa Trị Ung Thư

Previous Post

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm

Next Post

Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều trị

Hoa Sen

Hoa Sen

Next Post
Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều trị

Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều trị

Nhiều Người Xem

thuốc augmentin

Thuốc augmentin: Công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng

9 tháng ago
Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

1 năm ago

Chủ Đề Hot

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

2 năm ago
dấu hiệu ung thư vú

Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Ung Thư Vú

2 năm ago

Nội Dung Phổ Biến

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

TOP 10 Loại Thuốc Tránh Thai Hằng Ngày Tốt Nhất Hiện Nay

2 năm ago
Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

Treo chân mày kiêng ăn bao lâu và kiêng ăn gì?

2 năm ago
Hội Chứng Sợ Lỗ

Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn Và Cách Điều Trị

2 năm ago
dấu hiệu ung thư vú

Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Ung Thư Vú

2 năm ago
Cách Uống Thuốc Tẩy Giun Fugacar

Cách Uống Thuốc Tẩy Giun Fugacar Mới Nhất

2 năm ago
VietNam Medical

VietNam Medical là chuyên trang cung cấp các kiến thức Y Tế và Sức Khỏe cho người Việt. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin hữu ích để người dùng có thể bảo vệ và sở hữu có sức khỏe tốt nhất

Chuyên Mục

  • Bệnh Da Liễu
  • Bệnh Nam Khoa
  • Bệnh Tai Mũi Họng
  • Bệnh Tiêu Hóa
  • Bệnh Xương Khớp
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Review
  • Sống Khỏe
  • Thuốc
  • Tin Tức Y Khoa

Liên Kết Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Chính Sách & Bảo Mật
  • Liên Hệ

© 2020 Copyright by Viemed.vn

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review

© 2020 Copyright by Viemed.vn