Ở Việt Nam hiện có khoảng 4,8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội thì tỷ lệ đái tháo đường càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên theo định kỳ có vai trò vô cùng quan trọng để phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết là gì?
Đường ( hay glucose máu ) là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các cơ quan đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ.
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu vv…
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.
>> Xem thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tiểu Đường
Giá trị an toàn của chỉ số đường huyết

Đối với những đối tượng bị tiểu đường và điều trị theo thuốc thì giá trị an toàn của chỉ số đường huyết là:
- Đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 180 mg/dL ( 10 mmol/l)
- Đường huyết lúc đói từ 80-130 mg/dL ( nhỏ hơn 7 mmol/dL)
- Chỉ số đường huyết sau bữa ăn bé hơn 180 mg/dL (10 mmol/dL)
- giá trị HbA1C < 7%
Với người bình thường, chỉ số đường huyết có giá trị an toàn sẽ nằm trong ngưỡng sau:
- Đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l)
- Đường huyết lúc đói nhỏ hơn 100 mg/dL ( < 5,6 mmol/l)
- Chỉ số đường huyết sau bữa ăn nhỏ hơn 140 mg/dL ( 7,8 mmol/l)
- Giá trị HbA1C < 5,7%
Để xác định được bạn có bị tiểu đường hay không thì điều cần thiết là phải làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số này nhằm giúp người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết mà không phụ thuộc vào lúc no hay đói. Chỉ số HbA1C bình thường sẽ nằm trong ngưỡng từ 5,4-6,2%, trên 7% nghĩa là có tiểu đường. Đường huyết của bạn tăng 30mg khi chỉ số này tăng 1%.
Dựa vào chỉ số đường huyết, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường hay tiền đái tháo đường, hay đái tháo đường. Nếu phát hiện tình trạng bệnh sớm, người bệnh sẽ không cần điều trị bằng thuốc mà thay vào đó có thể thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, vận động phù hợp.
Đường huyết bao nhiêu được chẩn đoán tiểu đường?
Để chẩn đoán hay xác định một người có bị tiểu đường hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào mức đường huyết đo được bằng các phương pháp và thời điểm sau
Xét nghiệm đường huyết trước khi ăn
Đây là xét nghiệm được thực hiện khi người bệnh ngủ qua đêm
- Nồng độ đường huyết khi đói bình thường là < 100mg/dl (5.6 mmol/l)
- Đường huyết khi đói nếu đạt từ 100 mg/dl đến 150mg/dl (5.6 – 6.9 mmol/l) có thể chẩn đoán là tiền tiểu đường
- Nếu đường huyết đo được trong máu lớn hơn hoặc bằng 126mg/dl (7 mmol/l) sau 2 lần xét nghiệm liên tiếp thì có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh tiểu đường type 2
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, không kể thời gian
Xét nghiệm này được thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn của bạn. Mức đường huyết được cho là bình thường của xét nghiệm này <140 mg/dl (7.8 mmol/l)
Nếu kết quả này lớn hơn hoặc bằng 200mg/dl (11.1 mmol/l) sẽ cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường
Nếu chỉ số đường huyết được đo trong khoảng 140 – 199 mg/dl ( 7.8 – 11.0 mmol/l) sẽ đươc gọi là giai đoạn tiền tiểu đường
Nghiệm pháp dung nạp Glucose
Để có thể thực hiện phương pháp này bệnh nhân bắt buộc phải nhịn đói qua đêm. Sau đó, bệnh nhân sẽ được cho uống một cốc nước đường. Sau hai giờ, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng đường trong máu
- Mức đường huyết bình thường của phương pháp này là <140 mg/ld ( 7.8 mmol/l)
- Chỉ số đường huyết >200 mg/dl ( 11.1 mmol/l) thì sẽ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường
- Đường huyết: từ 140 mg/dl – 200 mg/dl: giai đoạn tiền tiểu đường.
Chỉ số đường huyết an toàn
Theo tiêu chuẩn chăm sóc Đái Tháo Đường Của ADA 2015, chỉ số đường huyết an toàn chia ra dành cho các đối tượng sau:
Đối với người tiểu đường đang điều trị bằng thuốc
- Đường huyết ngẫu nhiên: <180 mg/dL ( 10 mmol/l)
- Đường huyết lúc đói: 80 – 130 mg/dL ( < 7 mmol/l)
- Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn <180 mg/dL ( 10 mmol/l)
- HbA1C < 7 %
Đối với người bình thường
- Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL ( 7,8 mmol/l)
- Đường huyết lúc đói: <100 mg/dL ( < 5,6 mmol/l)
- Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn <140 mg/dL ( 7,8 mmol/l)
- HbA1C < 5,7 %
Xét nghiệm đường huyết lúc đói bao lâu một lần?
Theo thông tin từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (tên viết tắt là ADA) khuyến cáo rằng, nếu bạn trên 45 tuổi và chưa có khả năng bị tiểu đường thì vẫn nên xét nghiệm đường huyết lúc đói 2 – 3 năm 1 lần. [7] [5]

Trường hợp có 1 trong những yếu tố dưới đây, bạn nên xét nghiệm định kỳ 1 năm/1 lần (hay 6 tháng 1 lần nếu có nhiều nguy cơ):
- Ít hoạt động thể chất
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2
- Người đang bị tiểu đường thai kỳ hay sinh con trên 4kg
- Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hay đang được điều trị cao huyết áp
- Có mức độ cholesterol lipoprotein HDL thấp dưới 35mg/dL hoặc mức triglyceride lớn hơn 250mg/dL
- Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang
- Có tiền sử bệnh tim mạch
- Đề kháng insulin hay các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng lnsulin
Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng, tiếp đó cách 2 – 3 tháng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ. Đối với các trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói hàng tháng (hoặc tối thiểu 2 tháng/lần). Có thể kèm theo xét nghiệm HbA1c nếu kiểm tra tại các bệnh viện lớn, từ tuyến tỉnh trở lên.
Bí quyết kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn cho người tiểu đường
Việc kiểm soát đường huyết ổn định không quá khó khăn như nhiều người thường nghĩ. Hãy thử áp dụng các bí quyết dưới đây, chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường sẽ luôn được duy trì trong giới hạn an toàn.
Ăn uống có chọn lọc
Để hạn chế tăng đường huyết sau ăn, bạn nên chọn những thực phẩm có hàm lượng chất xơ hòa tan cao như rau xanh, củ ít tinh bột như khoai lang, rau họ đậu, đậu nguyên vỏ, yến mạch, gạo lứt, chất đạm thực vật, chất béo tốt từ quả bơ, oliu, trái cây họ có múi, ít ngọt như cam, bưởi… Bạn không nên ăn nhiều cơm, gạo trắng, bún, miến, cháo, khoai tây, bánh ngọt, đồ uống có gas, bánh làm từ bột mì, bột gạo hoặc trái cây ngọt như sầu riêng, vải…
Cách ăn cũng rất quan trọng để giữ đường huyết ổn định. Bạn hãy bắt đầu bữa ăn với món rau và uống nước canh trước. Điều này sẽ giúp đẩy lùi cảm giác thèm ăn, đồng thời chất xơ trong rau xanh sẽ giúp làm chậm hấp thu chất đường và chất béo từ các thực phẩm khác.
Tập thể dục đều đặn
Tập luyện giúp tăng sử dụng đường tại mô cơ, nhờ đó làm giảm đường huyết. Đồng thời, việc tập luyện thể dục còn mang lại lợi ích lâu dài giúp làm giảm kháng insulin. Tình trạng kháng insulin là nguyên nhân hàng đầu khiến chỉ số đường huyết tăng vọt khó kiểm soát.
Tăng cường ăn hoa quả, rau củ có màu đỏ tươi hoặc xanh
Có thể nói rau củ và hoa quả là những thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe, đặc biệt sản phẩm có màu đỏ hoặc xanh có khả năng giữ nồng độ đường trong máu ở mức ổn định. Trong đó, bạn hãy tăng cường sử dụng một số loại như: rau xanh, quả dâu tây hoặc nho,…
Vậy tại sao chúng ta lại cần ăn nhiều thực phẩm màu đỏ tươi hoặc xanh? Bởi vì trong thành phần của các loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất anthocyanins. Đây là chất dinh dưỡng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Vì vậy, chúng ta nên tìm mua và sử dụng các thực phẩm kể trên để có sức khỏe tốt nhé!
Sử dụng sữa
Sữa không còn là thức uống xa lạ đối với tất cả mọi người, chúng là đồ uống giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, sản phẩm này cũng có tác dụng cực kỳ tốt trong việc điều chỉnh chỉ số đường huyết ổn định. Cụ thể, protein, enzyme của sữa khiến quá trình chuyển hóa đường diễn ra chậm hơn, có khả năng hạn chế tình trạng kháng insulin rất tốt.
