Để tính ngày dự sinh chính xác, phụ nữ mang thai có thể áp dụng nhiều cách, ứng với nhiều thời điểm tính khác nhau. Tuy nhiên kết quả tính ngày dự sinh hoàn toàn có thể thay đổi và không có một mốc cố định nào duy trì suốt thai kỳ. Cùng VieMed.vn tìm hiều cách tính ngày dự sinh đó.
Ngày dự sinh có chính xác không?
Trên lý thuyết, thời gian mang thai của người phụ nữ là 9 tháng 10 ngày, tuy nhiên trên thực tế, con số này không hoàn toàn chính xác với tất cả thai phụ. Nguyên nhân là do thai kỳ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như thời gian trưởng thành của thai nhi, thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ… Chính vì vậy, kết quả tính ngày dự sinh của từng người cũng không giống nhau. Hơn nữa, ngày dự kiến sinh của mẹ hoàn toàn có thể thay đổi và không duy trì cố định trong suốt thai kỳ.
Tính ngày dự sinh chuẩn nhất được xem là việc ước đoán ngày thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi một cách gần chính xác nhất, không nhất thiết đó phải là ngày em bé chào đời mới gọi là bình thường. Thống kê cho thấy, mặc dù được bác sĩ tính ngày dự sinh chính xác, nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 1/20 bà bầu sinh đúng ngày này, số còn lại em bé chào đời sớm hơn hoặc trễ hơn trong vòng 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên, việc biết được cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất sẽ giúp các bà bầu trước mắt có được một cột mốc cụ thể và chuẩn bị tâm lý tốt hơn để chào đón con yêu khi thai đủ tháng để sinh.
Mỗi thai nhi sẽ có một ngày dự sinh nhất định, thường được tính vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Ngày dự sinh nào là chính xác nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong suốt thai kỳ. Nếu sản phụ đã khám tại nhiều nơi, vào nhiều lần khác nhau nhưng các bác sĩ lại tính ngày dự sinh khác nhau thì thai phụ nên tìm một nơi khám thai uy tín, nhờ bác sĩ có chuyên môn kiểm tra kỹ và chọn ngày dự sinh nào là chính xác nhất dựa trên các kết quả hiện có (thường là siêu âm).
Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:
> Xem thêm:
Các cách tính ngày dự sinh
Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt
Với phương pháp này, các mẹ có thể áp dụng công thức sau dựa vào thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt gần nhất:
Ngày = [Ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất] + 7 ngày
Tháng = [Tháng của kỳ kinh gần nhất] + 9 tháng
Ví dụ: Thời điểm diễn ra kỳ kinh gần nhất: Ngày 21 Tháng 2 Năm 2020
=> Ngày = 21 + 7 = 28
=> Tháng = 2 + 9 = 11
=> Ngày dự sinh : Ngày 28 Tháng 11 Năm 2020
Tính ngày dự sinh bằng cách siêu âm
Các mẹ bầu còn có thể tính ngày chào đời của con thông qua siêu âm 3 tháng đầu khi mang thai. Phương pháp này không cần chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Thông thường, các bác sĩ tính ngày dự sinh sẽ trải qua các giai đoạn như sau:
- Xác định kích thước của thai sau khi siêu âm
- Ước lượng thai nhi đang ở tuần thứ mấy
- Ngày dự sinh là ngày thai nhi tròn 40 tuần tuổi
Đối với trường hợp mẹ mang thai nhờ hỗ trợ sinh sản, các bác sĩ sẽ tính ngày dự sinh dựa vào thời điểm bơm tinh trùng, ngày chọc hút trứng hoặc ngày chuyển phôi.
Tính ngày dự sinh chính xác theo siêu âm
Phụ nữ mang thai có thể tính ngày dự sinh chuẩn dựa vào siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. Theo đó, bác sĩ siêu âm tiến hành đo đạc kích thước thai nhi, ước đoán tuổi thai hiện tại bao nhiêu tuần, từ đó tính ngày tròn 40 tuần làm ngày dự sinh.
Cách này không cần dựa vào ngày mất kinh hay thời điểm thụ thai. Kết quả siêu âm cho thấy: Vào khoảng thời gian thai được 5 tuần tuổi là đã có thể nhận ra một cực thai, 6 tuần tuổi đường kính túi ối rơi vào khoảng 6 – 9mm, đến 7 – 8 tuần thường sẽ nhận ra nhịp đập của tim thai. Ngày dự sinh thường được xác định chuẩn nhất dựa vào tuần thai 12 tuần +/_ 7 ngày
Đối với thai sau hỗ trợ sinh sản, bác sĩ sẽ tính tuổi thai và ngày dự sinh dựa vào ngày chọc hút trứng, ngày chuyển phôi hoặc ngày bơm tinh trùng.
Ngoài ra, hiện nay, có rất nhiều phần mềm, ứng dụng và trang web giúp phụ nữ mang thai tính ngày dự sinh một cách thuận tiện và chính xác nhất. Thai phụ chỉ cần nhập đầy đủ những thông tin cần thiết (ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, tuổi thai hoặc ngày thực hiện siêu âm) sẽ biết được ngày dự sinh chính xác.

Thông thường thời gian dự sinh sẽ nằm trong khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài việc tìm hiểu về cách tính ngày dự sinh thì 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
- Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
- Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
- Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
- Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
Đối với người có chu kỳ kinh nguyệt không đều
Những chị em có chu kỳ kinh không đều thì rất khó để xác định ngày dự sinh được chính xác. Lúc này, siêu âm ở thời điểm 12 – 13 tuần có thể xác định được ngày dự sinh tương đối chính xác nhất.

Nếu gọi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi mang thai là LMP thì ta có một số quy tắc tính ngày dự sinh cho bà bầu có chu kỳ kinh không đều:
Quy tắc Naegele
Ngày dự sinh = LMP + 9 tháng + 7 ngày
Cách tính ngày dự sinh này rất đơn giản mà độ chính xác cũng khá cao. Các mẹ có thể sử dụng quy tắc này để ước tính ngày dự kiến em bé chào đời. Ví dụ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối là ngày 2 tháng 6 năm 2020 thì ngày dự sinh được tính theo quy tắc trên sẽ là ngày 9 tháng 3 năm 2021.
Quy tắc Mittendorf – Williams
Quy tắc này có cải tiến và cho kết quả chính xác hơn nếu bạn cung cấp thêm nhiều thông tin cần thiết, chẳng hạn như bạn mang thai lần đầu hay đã mang thai nhiều lần. Theo nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của bà mẹ mang thai lần đầu là khoảng 288 ngày, trong khi đó những bà mẹ mang thai từ lần thứ 2 trở đi thì ngắn hơn, khoảng 283 ngày sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Cách tính:
– Mang thai lần đầu: Ngày dự sinh = LMP + 9 tháng + 15 ngày
– Mang thai từ lần 2 trở đi: Ngày dự sinh = LMP + 9 tháng + 10 ngày

Quy tắc Rakesh Parikh
Quy tắc này được tính bằng cách lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối, cộng thêm 9 tháng và thời gian trung bình của một kỳ kinh nguyệt, sau đó trừ đi 21 ngày. Cách tính này chính xác hơn so với quy tắc Nagele cho các phụ nữ có kỳ kinh nguyệt không ổn định.
Ví dụ: Bạn có kỳ kinh nguyệt cuối bắt đầu vào ngày 2 tháng 6 năm 2020, thời gian trung bình của kỳ kinh nguyệt là 40 ngày thì:
– Cộng thêm 9 tháng là ngày 2 tháng 3 năm 2021.
– Cộng thêm 40 ngày là ngày 12 tháng 4 năm 2021.
– Trừ đi 21 ngày thì ra được ngày dự sinh là ngày 21 tháng 3 năm 2021.
Quy tắc Wood
Cách tính này có phần phức tạp hơn:
Bước 1: Tính EDD dựa vào lần sinh.
– Sinh lần đầu: EDD = LMP + 1 năm – 2 tháng – 2 tuần.
– Sinh những lần sau: EDD = LMP + 1 năm – 2 tháng – 2,5 tuần.
Bước 2: Tiếp tục tính EDD dựa vào độ dài của chu kỳ kinh.
– Kỳ kinh dài hơn 28 ngày: EDD (2) = EDD + độ dài kỳ kinh thực tế – 28 ngày
– Kỳ kinh ngắn hơn 28 ngày: EDD (2) = EDD – (28 ngày – độ dài kỳ kinh thực tế)
Cách tính ngày dự sinh dựa vào thời điểm quan hệ
Thêm một cách tính ngày dự sinh chuẩn xác và vô cùng đơn giản cho chị em chính là việc dựa vào ngày quan hệ. Theo đó, vợ chồng chỉ cần nhớ được ngày quan hệ dẫn đến thụ thai cộng thêm 38 tuần là có thể tính được ngày dự sinh.

Ví dụ: Nếu 2 vợ chồng quan hệ vào ngày 5/3 thì cộng thêm 38 tuần nữa sẽ là khoảng ngày 26/11 là ngày dự sinh.
Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày thai nhi bắt đầu cử động
Những thay đổi, chuyển biến của thai nhi trong thai kỳ là điều mà chị em cần lưu ý. Thông thường, khi mang bầu ở tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5, thai phụ sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi trong bụng.

Nếu nhớ được ngày đó, bà bầu có thể tính được ngày dự sinh theo công thức:
Ngày dự sinh = Ngày thai bắt đầu cử động + 20 tuần
Ví dụ: Nếu bà bầu bắt đầu cảm nhận được cử động của thai trong bụng vào ngày 20/5 thì ngày dự sinh sẽ là ngày 7/10.
Như vậy, có nhiều cách tính ngày dự sinh khác nhau. Để đảm bảo tính chính xác cao, chị em có thể áp dụng tất cả các cách tính trên. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây chỉ là những phương pháp tham khảo, hoàn toàn không thể đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 1/20 trường hợp thai phụ sinh con đúng vào ngày dự sinh, số còn lại thường chào đời sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh từ 1 – 2 tuần. Vì vậy, thai phụ cần chú ý chuẩn bị tốt về tâm lý và đồ đạc trong khoảng thời gian này để quá trình “vượt cạn” được diễn ra an toàn nhất.
Thế nào là sinh non, sinh đúng ngày dự sinh, sinh quá ngày dự sinh
Sinh non
Thường thì ở những thai phụ khỏe mạnh sẽ sinh em bé vào tuần thứ 40 của thai kỳ. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai phụ sinh em bé trước thời gian dự sinh, tức là khi chưa được 37 tuần tuổi, trường hợp này gọi là sinh non.
Những em bé sinh non thường rất nhẹ cân (nhỏ hơn 1kg) và những em bé này thường khó phát triển hoàn thiện về tinh thần, thể chất. Đặc biệt, những em bé sinh non dễ gặp phải một số vấn đề như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu, suy hô hấp… ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này.
Sinh đúng ngày dự sinh
Thông thường, sinh đúng ngày dự sinh là khái niệm chỉ một phụ nữ mang thai khỏe mạnh sẽ sinh em bé từ tuần 38 – 42. Tuy nhiên, có một số yếu tố quyết định như tình trạng sức khỏe của thai phụ, quá trình phát triển của thai nhi hoặc các yếu tố bên ngoài.
Sinh quá ngày dự sinh
Trẻ sinh quá ngày sinh thường chào đời kéo dài hơn 42 tuần, có không ít trường hợp sinh quá ngày dự sinh từ 1 – 2 tuần. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ sinh quá ngày sinh, có thể là do chu kỳ kinh nguyệt không đều hay do mẹ sinh con lần đầu tiên hoặc do một vấn đề nào đó. Thông thường, khi mẹ đã đến ngày sinh nhưng bé chưa có biểu hiện muốn ra ngoài thì không cần quá lo lắng. Nếu đi thăm khám mà không có vấn đề gì bất thường thì có thể là do chu kỳ kinh nguyệt của chị em không ổn định.
Trên đây là cách tính tuổi thai và cách tính ngày dự sinh chính xác nhất giúp các mẹ chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn.
> Xem thêm:
Nguyên Nhân Chảy Máu Chân Răng Và Cách Điều Trị
Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Ung Thư Vú
Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu chứng Và Cách Điều Trị