Răng khôn – còn gọi là răng hàm số 8 – là những chiếc răng mọc cuối cùng của mỗi người và thường mọc khi bước vào lứa tuổi trưởng thành, trong độ tuổi từ 17 tới 25 tuổi. Tuy nhiên có trường hợp phải nhổ răng khôn mọc lệch để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sự an toàn của những chiếc răng lân cận. Cùng VieMed.vn tìm Cách Giải Quyết Răng Khôn Mọc Lệch nhé
Răng khôn là gì?
Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.
Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.
Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu…
Vì sao nên nhổ răng khôn mọc lệch?
Khi không có đủ chỗ để mọc thì việc răng khôn mọc lệch sẽ gây đau hoặc gây khó chịu. Nếu như chỉ có một phần trồi lên và bị hư hại thì nhiều răng khác lân cận cũng sẽ bị hư hại khi nó không được làm vệ sinh sạch sẽ.
Răng khôn mọc lệch còn có khả năng chen chúc và xô đẩy sang các răng kế cạnh gây đau đớn. Nguy hiểm hơn là răng khôn mọc ngầm ở dưới hoặc được phần lợi bọc kín rồi đâm ngang qua chiếc răng số 7 bên cạnh. Hậu quả của việc răng khôn mọc lệch là: gây nhiễm trùng, khít hàm, sưng, đau nhức… Vì thế, răng khôn mọc lệch thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để tránh tình trạng nhiễm trùng, tiêu xương ở ổ răng bên cạnh, hư hại răng bên cạnh và tạo nang răng xương hàm.
Răng khôn gây ra nhiều vấn đề và không thực sự hữu dụng. Đặc biệt khi có một cái răng khôn ở hàm dưới đã nhổ bỏ rồi hoặc bị chèn ép không thể nào mọc lên được khiến răng khôn tương ứng ở hàm trên không có răng cắn đối lại. Vì vậy răng khôn hàm trên sẽ có xu hướng di chuyển để tìm răng liên kết với nó.
5 loại răng khôn mọc lệch thường gặp
-
Răng khôn mọc kẹt về phía gần: Đây là tình trạng hay gặp nhất, trục của răng nghiêng về phía răng số 7 khoảng 45 độ. Chiếc răng này vẫn mọc lên trên nướu nhưng chèn ép răng số 7 gây xô lệch.
-
Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đứng: Thân răng quá to không thể nhú lên gây đau nhức dù răng mọc thẳng. Một vài trường hợp do kẽ răng không chuẩn khiến thức ăn đọng lại ở kẽ răng số 7 và 8 gây hôi miệng, viêm lợi, sâu răng.
-
Răng mọc kẹt nghiêng về phía sau: Thường gặp ở hàm dưới, khi gặp trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo nên nhổ sớm vì dễ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
-
Răng mọc kẹt trong niêm mạc miệng: Lợi trùm răng khôn: vạt nướu đè lên khiến răng khôn không thể mọc hẳn lên được. Tại vùng lợi này sẽ có tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy.
-
Răng mọc kẹt trong xương hàm: Hiểu đơn giản là răng khôn bị xương hàm bọc kín,rất khó phát hiện. Kèm theo các triệu chứng sưng lợi, đau đớn và cứng hàm.
Biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Các biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc lệch hoặc ngầm bao gồm:
Sâu răng
Đây là tình trạng rất phổ biến. Răng khôn mọc lệch và nghiêng, chèn vào răng bên cạnh tạo khoảng trống nhét thức ăn. Ở vị trí đó việc vệ sinh răng miệng khó tạo môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng quai hàm. Hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.
Các bệnh về nướu
Nguyên nhân do thức ăn tích tụ ở các kẽ răng khôn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Về lâu dài không điều trị sẽ gây viêm nhiễm vùng nướu.
Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm
Biến chứng hay gặp nhất là sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Răng bị nướu trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Nếu bạn bị sốt cao, hàm sưng khi mọc răng khôn thì nên đi khám bác sĩ nha khoa ngay.
Tình trạng u nang
Răng khôn mọc lệch không được xử trí kịp thời có thể gây u nang xương hàm. Hệ lụy lớn nhất là sẽ làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Trường hợp nặng sẽ phải loại bỏ mô và xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.
Rối loạn phản xạ và cảm giác
Ở mặt có nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch chèn ép, gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Răng khôn còn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt, phù đỏ quanh ổ mắt.
Cần làm gì khi răng khôn mọc lệch?
Trong đa số các trường hợp mọc lệch, răng khôn sẽ được loại bỏ. Chính vì vậy mà nha sĩ thường khuyên bạn nên kiểm tra răng định kì trong thời gian 16 – 25 tuổi để có thể phát hiện những trường hợp răng khôn mọc lệch để loại bỏ kịp thời.
Tại sao phải nhổ bỏ răng khôn?? Qúa trình nhổ răng khôn thường đơn giản và khá phổ biến hiện nay. Bạn không nên quá lo lắng vì các ca nhổ răng sẽ được gây tê để giảm đau. Nhổ răng khôn không tốn nhiều thời gian, không gây đau đớn và liền vết thương nhanh chóng.
Tùy vào tình trạng hiện răng không mọc lệch hiện tại mà nha sĩ sẽ có cách xử lý phù hợp.
Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, nha sĩ sẽ gây tê cho bạn trước, sau đó tiến hành phẫu thuật nhổ răng khôn. Cuối cùng là giai đoạn hậu phẫu cùng những dặn dò và chỉ định để vết thương mau lành.
Lời khuyên hữu hiệu nhất vẫn là kiểm tra răng thường xuyên và chỉ chọn những trung tâm nha khoa uy tín để xử lý răng khôn thôi nhé.
Các Loại Khẩu Trang Chống Bụi Mịn Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay
Giải pháp để tránh răng khôn mọc lệch
Khi răng khôn đã mọc lệch thì giải pháp duy nhất đó chính là đi nhổ hoặc phẫu thuật để nắn răng đúng hướng. Tuy nhiên cách mà nhiều người chọn nhất đó chính là đi nhổ răng không.
Khi răng khôn đã quá đau thì nhất định chúng ta hãy nhổ thay vì cứ để như vậy thì sẽ rất khổ sở. Tuy nhiên cần phải có thời điểm thích hợp để nhổ chứ không phải muốn nhổ lúc nào cũng được.
Khi nhổ chúng ta cần chọn địa chỉ thật uy tín nếu không sẽ rất nhiều máu, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn vì mất quá nhiều máu. Như vậy bạn cần chọn được bệnh viện thật chất lượng.