VietNam Medical
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review
No Result
View All Result
VietNam Medical
No Result
View All Result
Home Mẹ Và Bé

Bảng Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn WHO Mới Nhất Hiện Nay

Hoa Sen by Hoa Sen
19/03/2021
in Mẹ Và Bé
0
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn WHO Mới Nhất Hiện Nay

Bảng Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn WHO Mới Nhất Hiện Nay

0
SHARES
24
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bạn đang mang thai và lo lắng không biết bé yêu có phát triển khỏe mạnh hay không? Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mới nhất sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để mẹ bầu chăm sóc bản thân tốt hơn, giúp mẹ và bé cùng khỏe.

Là một cá thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau. Cân nặng trung bình của thai nhi nếu đủ tháng thường là 3,5 kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân). Do đó, việc căn cứ vào mức chiều dài và cân nặng chuẩn sẽ giúp mẹ bầu phần nào đánh giá được thai có phát triển tốt hay không.

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Mẹ bầu có biết, bảng chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi được đo theo những cách đo khác nhau không? Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần, bé được đo từ đầu đến mông: Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như trọng lượng của thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế - Nguồn: vinmec
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế – Nguồn: vinmec

Chiều dài và cân nặng thai nhi có thể tra cứu khá trực quan từ bảng. Ví dụ: ở tuần 33, cân nặng thai nhi vào khoảng 1.9kg và dài khoảng 43.7 cm.

Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì. Sau khi thăm khám và so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi không? Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.

Top dòng sữa cho mẹ sau sinh tốt nhất hiện nay

Cách tính cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Hiện nay có 2 cách tính cân nặng thai nhi được các chuyên gia áp dụng, chị em có thể áp dụng theo 2 cách tính dưới đây:

Cách tính cân nặng thai nhi dựa vào chu kì vòng bụng

Cách tính này chị em có thể áp dụng ngay tại nhà, nhưng lại sai số khá lơn vì còn tùy thuộc vào cơ thể mẹ bầu và mức độ của nước ối.

Cân nặng thai nhi = [(chu vi bụng + chiều cao tử cung ) x 100] / 4

Trong đó:

Chu vi bụng (cm) là chỗ được đo ở chỗ phình nhất

Chiều cao tử cung (cm): Là khoảng cách từ mu trên đến đáy tử cung.

Cẩm Nang Theo Dõi Cân Nặng Khoa Học Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi | NutiFood Việt  Nam

Cách tính qua siêu âm

Đây có thể nói là cách tinh cân nặng thai nhi chuẩn nhất. Để thực hiện được cách tính này thì thai phụ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để siêu âm cho chính xác.

Yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến các yếu tố như sau:

Huyết áp cao

Hầu hết phụ nữ mang thai bị huyết áp cao sinh ra em bé có cân nặng khi sinh thấp. Đó là bởi vì huyết áp cao ở người mẹ có thể cản trở việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. Huyết áp cao cũng có thể gây ra sinh non, và những đứa trẻ được sinh ra sớm thường nhỏ hơn những đứa trẻ sinh ra đúng ngày.

Bảng cân nặng thai nhi bé trai năm 2020 theo tiêu chuẩn WHO

Cả huyết áp cao mãn tính (huyết áp cao tồn tại trước khi mang thai) và tăng huyết áp thai kỳ (huyết áp cao phát triển trong thai kỳ ) có liên quan đến cân nặng khi sinh thấp. Nếu bạn có tiền sử huyết áp cao, hãy nói với bác sĩ để kiểm soát nó trong suốt thai kỳ.

Bệnh tiểu đường

Nếu một người mẹ bị bệnh tiểu đường sẽ có khả năng sinh con nặng cân, đặc biệt là nếu đường trong máu của người mẹ không được kiểm soát tốt trong thai kỳ. Đó là bởi vì lượng đường bổ sung trong máu của mẹ truyền qua nhau thai cho con. Em bé về cơ bản nhận được nhiều dinh dưỡng hơn nhu cầu của mình và phát triển lớn hơn bình thường.

Thực tế là bệnh tiểu đường có thể di truyền và các gen liên quan đến bệnh tiểu đường góp phần làm giảm cân khi sinh bằng cách giảm tác dụng của insulin đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Bệnh tim

Phụ nữ mắc bệnh tim có nhiều khả năng sinh em bé nhẹ cân. Đó là bởi vì bệnh tim cản trở khả năng bơm máu của oxy và chất dinh dưỡng đến tim của em bé thông qua nhau thai.

Sức khỏe mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước thai nhi
Sức khỏe mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước thai nhi

Thiếu máu

Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp ở người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Điều đó có thể là do các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.

Loại thiếu máu phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và nó dễ dàng ngăn ngừa hoặc điều trị bằng các chất bổ sung sắt. Đó là lý do tại sao vitamin trước khi sinh thường bao gồm sắt. Đảm bảo các bà mẹ có đủ chất sắt là một cách để đảm bảo em bé được sinh ra với cân nặng khỏe mạnh.

Di truyền học

Cân nặng của cha mẹ có ảnh hưởng đến cân nặng của em bé khi sinh, tùy vào mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau thì chỉ số cân nặng của thai nhi cũng khác nhau.

Tuổi của cha mẹ

Bằng chứng cho thấy phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có con lớn hơn và mang thai ở tuổi vị thành niên có nhiều khả năng dẫn đến việc trẻ bị thiếu cân.

Cân nặng thai nhi theo tuần (Cập nhật 2018 theo thể trạng Việt Nam)

Sinh đôi

Sinh đôi hay sinh ba đều có ảnh hưởng đến cân nặng của bé, vì cặp song sinh có chung tử cung.

Chế độ ăn uống khi mang thai

Nếu người mẹ ăn quá ít, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không được truyền cho đứa trẻ và chúng có nhiều khả năng bị thiếu cân.

Top 18 Loại Thực Phẩm Giàu Protein Mà Bạn Nên Dùng

Top 20 Loại Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe Con Người

Sinh non

Nếu em bé được sinh ra sớm, chúng sẽ không phát triển đầy đủ trong bụng mẹ. Nguyên nhân do em bé tăng cân chủ yếu trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Giới tính

Có thể thấy sự khác biệt nhỏ giữa bé trai và bé gái, bé trai nặng cân hơn bé gái.

Thứ tự sinh con

Con đầu lòng thường nhẹ cân hơn so với con thứ, nếu khoảng cách sinh giữa 2 lần quá ngắn thì con thứ sẽ nhẹ cân hơn con đầu.

Tìm hiểu cân nặng thai nhi chuẩn dành cho các mẹ bầu

Thai nhi thừa hay thiếu cân ở từng tuần tuổi có sao không?

Thực tế cho thấy những thai nhi thiếu hoặc thừa cân quá nhiều so với ngưỡng chuẩn sẽ có các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bé lẫn mẹ:

– Thai nhi bị thừa cân

Thai nhi thừa cân sẽ khiến cho quá trình sinh nở của thai phụ gặp nhiều khó khăn: đường sinh dục bị tổn thương, vỡ tử cung khi chuyển dạ,… Những trẻ sơ sinh bị thừa cân thường có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: suy tim, suy hô hấp, thân nhiệt hạ,…

– Thai nhi bị thiếu cân

Tình trạng thai nhi thiếu cân có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu bị suy nhược cơ thể. Trẻ sinh ra thiếu cân dễ bị giảm chỉ số thông minh, chỉ số vận động, mắc một số loại bệnh lý như: viêm phổi, hạ đường huyết,…

Previous Post

Triệu Chứng Viêm Đại Tràng Và Cách Phát Hiện Chính Xác

Next Post

Lỗ Chân Lông To: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Hoa Sen

Hoa Sen

Next Post
Lỗ Chân Lông To: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Lỗ Chân Lông To: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Nhiều Người Xem

thuốc augmentin

Thuốc augmentin: Công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng

2 năm ago
Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

Thuốc Oracortia (Triamcinolon): Bạn đã biết gì?

2 năm ago

Chủ Đề Hot

Thuốc Fucicort

Những điều cần biết về kem bôi Fucicort trong điều trị viêm da

2 năm ago
Nhịp Tim Bình Thường Là Bao Nhiêu?

Nhịp Tim Bình Thường Là Bao Nhiêu?

3 năm ago

Nội Dung Phổ Biến

Nhịp Tim Bình Thường Là Bao Nhiêu?

Nhịp Tim Bình Thường Là Bao Nhiêu?

3 năm ago
Hội Chứng Sợ Lỗ

Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn Và Cách Điều Trị

3 năm ago
Thuốc Fucicort

Những điều cần biết về kem bôi Fucicort trong điều trị viêm da

2 năm ago
Nổi chấm đỏ trên da là bệnh gì

Nổi Chấm Đỏ Trên Da Là Bệnh Gì? Triệu Chứng Và Cách Trị

3 năm ago
Cách Uống Thuốc Tẩy Giun Fugacar

Cách Uống Thuốc Tẩy Giun Fugacar Mới Nhất

3 năm ago
VietNam Medical

VietNam Medical là chuyên trang cung cấp các kiến thức Y Tế và Sức Khỏe cho người Việt. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin hữu ích để người dùng có thể bảo vệ và sở hữu có sức khỏe tốt nhất

Chuyên Mục

  • Bệnh Da Liễu
  • Bệnh Nam Khoa
  • Bệnh Tai Mũi Họng
  • Bệnh Tiêu Hóa
  • Bệnh Xương Khớp
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Review
  • Sống Khỏe
  • Thuốc
  • Tin Tức Y Khoa

Liên Kết Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Chính Sách & Bảo Mật
  • Liên Hệ

© 2020 Copyright by Viemed.vn

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Dược Liệu
  • Làm Đẹp
  • Mẹ Và Bé
  • Sống Khỏe
  • Review

© 2020 Copyright by Viemed.vn